Những pha "khó đỡ" trên sàn chứng khoán 2023: Hapaco lập "giới tinh hoa" để vay tiền cổ đông, CII năn nỉ cổ đông đi họp và những cơn "say giá"

Năm 2023, thị trường chứng khoán Việt chứng kiến biến cố chưa từng có, đồng thời xếp hạng thứ 2 thế giới về mức độ giảm điểm. Trong “cơn bĩ cực” ấy, nhiều câu chuyện “độc lạ” được ra đời.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những pha "khó đỡ" trên sàn chứng khoán 2023: Hapaco lập "giới tinh hoa" để vay tiền cổ đông, CII năn nỉ cổ đông đi họp và những cơn "say giá"

2023 có thể xem là năm đáng nhớ với doanh nghiệp nói chung và cả nhà đầu tư nói riêng. Kinh tế suy thoái, cạn vốn, lãi suất tăng cùng loạt sự kiện liên quan Vạn Thịnh Phát, cựu lãnh đạo Tập đoàn FLC… đưa doanh nghiệp vào thế khó.

Tương ứng, thị trường chứng khoán Việt cũng chứng kiến biến cố chưa từng có, đồng thời xếp hạng thứ 2 thế giới về mức độ giảm điểm. Trong “cơn bĩ cực” ấy, nhiều câu chuyện “độc lạ” được ra đời.

Cơn say giá cổ phiếu lên đến 1.000.000 đồng/cp

Đầu tiên phải điểm mặt những mã có giá đắt đỏ lên đến 1 triệu đồng/cp. Ngay đầu năm mới, mã VNZ của “kỳ lân” công nghệ VNG lên sàn với mức giá tham chiếu phiên đầu tiên là 240.000 đồng/cp, tương ứng định giá hơn 360 triệu USD.

Đáng nói, sau 5 phiên giao dịch, không một cổ phiếu nào của VNG được khớp lệnh do không có cổ đông nào bán ra. Sau đó, VNZ bất ngờ bật tăng mạnh, hơn chục phiên trần và chạm đỉnh với gần 1.400.000 đồng/cp.

VNG là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin với vốn điều lệ gần 359 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính của VNG gồm trò chơi trực tuyến, nền tảng kết nối, thanh toán và tài chính, dịch vụ đám mây. Công ty cũng hoạt động tại Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Phillipines, Myanmar, Đài Loan, Indonesia. Mảng hoạt động mang lại nhiều doanh thu nhất cho VNG là dịch vụ trò chơi trực tuyến, chiếm khoảng 70-80% tổng doanh thu những năm gần đây.

Hiện, thị giá VNG đang giảm về vùng 611.000 đồng/cp.

Cũng ngót nghét mức giá cả triệu đồng/cp, từ tháng 5/2023 mã XDC của CTCP Xây dựng Công trình Tân Cảng nổi lên như một hiện tượng với hàng chục phiên tăng trần. Chỉ sau 2 tháng, cổ phiếu này đã tăng đến 64 lần lên 999.900 đồng/cp.

Đến ngày 12/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có thông báo hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu XDC từ ngày 28/12. Lý do hủy đăng ký giao dịch vì XDC là doanh nghiệp cổ phần hóa sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định.

Trong phiên giao dịch cuối cùng trên sàn UPCoM (28/12), cổ phiếu XDC giảm sàn về mức 65.000 đồng/cp, giảm hơn 93% so với đỉnh.

Cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu “ế ẩm" nhưng trên sàn giá cao hơn 35% lại “cháy hàng”

Đó là câu chuyện "ngược đời" tại Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance, EVF). Trong đợt chào bán 351,06 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 11.000 đồng vào ngày 31/10, EVF “ế” đến 226,68 triệu cổ phiếu (chiếm 64,6% tổng cổ phiếu chào bán).

Ở diễn biến khác, cổ phiếu EVF trên thị trường lại bất ngờ tăng vọt ngay sau khi kết thúc đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu "ế ẩm". Tính từ đầu tháng 11, EVF đã tăng hơn 35% lên mức 14.900 đồng/cp và chỉ còn kém đôi chút so với đỉnh lịch sử đạt được cuối năm 2021.

Thậm chí, cổ phiếu EVF còn “cháy hàng” trong phiên 15/11 vừa qua với dư mua giá trần hơn 1,2 triệu đơn vị. Việc một cổ phiếu không mấy hấp dẫn với cổ đông hiện hữu lại bất ngờ thu hút lượng lớn nhà đầu tư "tranh mua" khi giá cao hơn đến 35% chỉ sau vài tuần.

Mặc dù "ế" lượng lớn nhưng vẫn có những cổ đông quyết định nộp tiền thực hiện quyền mua trong đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu trên, có thể kể đến CTCP Quản lý Quỹ Amber, tổ chức có liên quan đến ông Lê Mạnh Linh - thành viên HĐQT EVN Finance.

EVF Finance là công ty tài chính hiếm hoi niêm yết trên sàn chứng khoán. Quý 3 vừa qua, công ty này ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 264,5 tỷ đồng, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mảng hoạt động khác sụt giảm nhưng nhờ tiết giảm chi phí hoạt động và chi phí dự phòng, lãi ròng quý 3 của EVN Finance vẫn tăng 46,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 115,1 tỷ đồng.

Lập “giới tinh hoa Hapaco” để... vay tiền cổ đông

Cũng không kém phần "độc lạ", CTCP Tập đoàn Hapaco (HAP) đầu năm qua cũng gây bất ngờ công bố thông tin về việc lập “giới tinh hoa của Hapaco” đi kèm loạt điều kiện.

Đơn cử, để gia nhập vào “giới tinh hoa”, nhà đầu tư cần phải có 4 triệu cổ phiếu HAP, có sẵn 1 - 3 tỷ đồng để cho Công ty vay tối đa 3 tháng với lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm của Sacombank, có trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ giỏi….

Về quyền lợi của "giới tinh hoa", HĐQT Hapaco cho biết sẽ được trả tăng thêm 2% cổ tức của từng năm (ví dụ các cổ đông được trả cổ tức 6% thì "giới tinh hoa" được trả 8%/năm); được phụ cấp 5 triệu đồng (sau thuế thu nhập cá nhân)/tháng.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Công ty bất ngờ thua lỗ 31 tỷ trong quý 4/2022. Đây là quý đầu tiên Hapaco báo lỗ kể từ quý 4/2019 (đại dịch Covid-19). Theo giải trình, các công ty thành viên đã cố gắng duy trì sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, tối giản chi phí, đồng thời hoàn nhập dự phòng đối với công ty thành viên năm trước. Cùng với việc Bệnh viện quốc tế Green kinh doanh không hiệu quả, dẫn tới lợi nhuận giảm giảm tới 277% so với cùng kỳ năm 2021.

Ý tưởng trên đã không được triển khai và bị hủy bỏ chỉ 2 tuần sau đó. Hiện, cổ phiếu HAP trên thị trường giao dịch tại mức 4.700 đồng/cp. Năm 2023, Hapaco có lãi mỏng trở lại mỗi quý song giảm mạnh hơn phân nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Năn nỉ cổ đông dự họp Đại hội: CII chuyển tiền, Chủ tịch HPX còn “viết tâm thư xin lỗi và hứa tặng quà”

Kinh doanh khốn khó khiến cổ đông không mặn nồng dự ĐHĐCĐ thường niên cũng là một câu chuyện “mới mà cũ” của năm qua. Riêng CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) khá sáng tạo với “chiêu” chuyển tiền để mời cổ đông tham dự. Dù vậy, Công ty cũng đến 3 lần bất thành do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự để tổ chức được Đại hội.

Được biết, tha thiết kêu gọi cổ đông bởi Đại hội theo kế hoạch sẽ thông qua thông qua tờ trình quan trọng là định hướng phát triển chiến lược của CII giai đoạn 2024 - 2030, bao gồm cho phép CII bố trí ngân sách để đẩy mạnh việc nghiên cứu các dự án BOT và các dự án hạ tầng giao thông khác; bố trí ngân sách để nghiên cứu đầu tư vào các hạ tầng y tế và bất động sản hưu trí.

Theo công bố, CII dự kiến triển khai công tác nghiên cứu 6 dự án BOT với tổng quy mô gần 75.000 tỷ đồng. Các dự án CII đang nghiên cứu tập trung ở khu vực cửa ngõ phía Bắc và phía Tây Nam Tp.HCM. Trong đó, dự án lớn nhất mà doanh nghiệp này muốn triển khai là cao tốc Tp.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư 22.000 tỷ đồng.

Sang năm 2024, CII một lần nữa xài chiêu tặng tiền để mời cổ đông đến dự Đại hội. Thực tế, tình hình kinh doanh của CII đang có khá nhiều điểm sáng. Bên cạnh mảng kinh doanh cốt lõi, việc đấu giá trở lại đất vàng Thủ Thiêm cũng giúp CII gây chú ý với nhà đầu tư trên sàn khi Công ty hiện là “ông trùm” sở hữu đất khu vực quận 2.

Khẩn thiết hơn, CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX) của Chủ tịch Đỗ Quý Hải không chỉ hứa tặng quà tri ân, mà đích thân lãnh đạo viết “tâm thư” năn nỉ cổ đông dự họp. Động thái này diễn ra sau khi cổ phiếu HPX bị đình chỉ giao dịch từ ngày 18/9/2023, cổ phiếu HPX cũng liên tục bị bán giải chấp.

Hệ quả, thời điểm bấy giờ cơ cấu cổ đông của HPX khá loãng, đến hơn 260 triệu cổ phần trôi nổi (tương đương 86% vốn) được được nắm giữ bởi hàng chục nghìn cổ đông. Do đó, tập hợp được cổ đông là một bài toán khó cho doanh nghiệp. Trong khi, Đại hội thành công là mấu chốt giúp HPX khắc phục các vi phạm về công bố thông tin, tạo điều kiện cho việc đề xuất HoSE gỡ lệnh đình chỉ giao dịch.

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.

Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản

Đơn vị xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest (VPI) duy trì ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành do nguồn vốn vay sẽ tiếp tục được sử dụng để tài trợ cho các dự án.

Hơn 36.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu 'chảy' vào doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm Kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì làm khổ doanh nghiệp
Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng có nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng có nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng tại TP.HCM có nợ phải trả “phình to” lên hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi, lỗ lũy kế 2 năm vừa qua gần 900 tỷ đồng.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ
Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ

Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ

Chủ sở hữu khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi sau thuế năm 2023 đạt hơn 194 tỷ đồng dù nửa đầu năm ghi nhận lỗ sau thuế 370 tỷ đồng. Trước đó, trong hai năm 2022 và 2023 công ty đều lỗ trên 780 triệu đồng.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng
Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Loạt doanh nghiệp phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng để đảm bảo thi hành nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan

Công ty CP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại số tiền 6.095 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại hơn 2.882 tỷ đồng, Công ty Hồng Phát nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng, ...

Một loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị xử phạt vì không công bố thông tin về trái phiếu Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ
Du lịch Lạc Hồng hút thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Công ty này vừa huy động thành công 450 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 26/04, đây là trái phiếu phát hành thành công thứ 4 kể từ đầu năm của công ty này, nâng tổng nguồn vốn huy động từ trái phiếu lên 1.200 tỷ đồng.

Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng 92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024
Hãng trang sức lớn nhất thế giới chuẩn bị khởi công nhà máy 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới chuẩn bị khởi công nhà máy 150 triệu USD tại Bình Dương

Sau khi đi vào vận hành, dự án nhà máy 150 triệu USD của Pandora sẽ giúp tạo ra việc làm cho hơn 7.000 lao động thợ bạc và sản xuất 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm.

Nikkei phân tích lý do Quảng Ninh trở thành điểm đến được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất 4 tháng đầu năm giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 116.000 tỷ đồng
Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, cả nước có 51.551 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, hơn 29.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng cũng có tới trên 86.400 doanh nghiệp rời thị trường.

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn Hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2023
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của FRT trong quý I/2024 đạt 89 tỷ đồng, gấp 43 lần so với cùng kỳ, hoàn thành 71% kế hoạch năm 2024. Với mức lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, FRT ghi nhận con số lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 5 quý gần đây.

Dragon Capital bán ròng gần 17,4 triệu cổ phiếu VCG, nâng sở hữu FRT lên hơn 7% Nhóm Dragon Capital tiếp tục gom cổ phiếu FPT Retail (FRT), tỷ lệ sở hữu vượt 11%
Khải Hoàn Land (KHG) lùi đáo hạn thành công lần thứ 2 cho lô trái phiếu KHGH2123001.

Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng

Khải Hoàn Land (KHG) đã được chủ sở hữu lô trái phiếu KHGH2123001 cho "khất" kỳ hạn đáo hạn thêm 1 năm. Đây là lần thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp địa ốc này lùi thời hạn đáo hạn lô trái phiếu này.

92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 Áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp giảm, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam nhiều lần được gọi tên chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2023
92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024

92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024

Bộ Tài chính vừa đưa ra danh sách 182 doanh nghiệp bất động sản còn dư nợ trái phiếu tính tới cuối năm 2023, tổng số dư 351.390 tỷ đồng.

Áp lực trả nợ trái phiếu của các doanh nghiệp giảm, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam nhiều lần được gọi tên chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2023 Số lượng trái phiếu chậm trả gốc/lãi sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm 2024
Bà con tham quan cảnh xuất hàng tại cảng

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau

Phân bón Cà Mau được đánh giá cao khi tiên phong tổ chức đưa bà con nông dân tham quan nhà máy để nắm bắt quy trình sản xuất, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ NPK Cà Mau polyphosphate được sản xuất trên nền Urea hóa lỏng và dây chuyền hiện đại.

Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn Phân bón Cà Mau tài trợ 5 tỷ đồng xây dựng 8 phòng học tại Trường THCS Hà Linh
Dự báo thiên thời địa lợi hội tụ, PVD vẫn lên kế hoạch lợi nhuận 2024 đi lùi 30%

Dự báo thiên thời địa lợi hội tụ, PVD vẫn lên kế hoạch lợi nhuận 2024 đi lùi 30%

Năm 2024, PV Drilling đặt kế hoạch tổng doanh thu 6.200 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thực hiện năm 2023 nhưng kế hoạch lợi nhuận sau thuế 380 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2023.

PVD với mô hình "cốc tay cầm" dang dở Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt