Philippines làm nhiều cách để hạ giá gạo trong nước, dự kiến mua gạo lại từ tháng 10

Những động thái gần đây của Chính phủ Philippines như áp giá trần gạo, đẩy mạnh kiểm tra các kho gạo, nếu tồn kho vượt giá trị 1 triệu peso/kho sẽ bị phạt nặng hoặc xử phạt tù chung thân… là một trong những yếu tố khiến thương nhân Philippines ngưng nhập

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 5,8 triệu tấn gạo, trị giá 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, riêng thị trường Philippines đạt 2,34 triệu tấn gạo, trị giá 1,22 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 2,4% về lượng và tăng đến 15,5% về kim ngạch nhờ giá bán tăng. Philippines chiếm 40,34% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và là thị trường xuất khẩu số 1 của gạo Việt Nam.

Chính phủ Philippines kiểm tra các kho dự trữ gạo trong nước

Nhằm hạ giá gạo trong nước, ngày 1/9, Văn phòng Tổng thống Philippines thông báo, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã ấn định mức trần giá gạo trong nỗ lực nhằm kiểm soát giá cả của mặt hàng chủ lực quốc gia, đồng thời để ứng phó với “sự gia tăng đáng báo động” của giá bán lẻ gạo tại nước này.

Những động thái như áp trần giá gạo và mới đây là đẩy mạnh kiểm tra các kho gạo, nếu tồn kho vượt giá trị 1 triệu peso/kho bị phạt nặng hoặc xử phạt tù chung thân của chính phủ khiến thương nhân Philippines chưa thể nhận thêm các lô gạo đã mua từ Việt Nam, và các lô gạo này phải nằm lại chờ.

Một doanh nghiệp lúa gạo Việt Nam có đối tác là thương nhân Philippines cho biết, việc Chính phủ Philippines đang đẩy mạnh kiểm tra các kho gạo, nếu tồn kho vượt giá trị 1 triệu peso/kho sẽ bị phạt nặng hoặc xử phạt tù chung thân buộc nhà nhập khẩu chỉ có thể im lặng quan sát và chờ đợi nên chưa mua mới gạo từ Việt Nam.

tau-gao-1-6757.jpg
Xuất khẩu gạo - Ảnh minh hoạ

Thông tin mới nhất từ doanh nghiệp Việt Nam cho biết, ngày 25/9, khách Philippines nhận hàng trở lại nhưng tiến độ nhận diễn ra từ từ.

Giá gạo xuất khẩu có thể chỉ xoay quanh mức 600 USD/tấn

Quảng cáo

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng - một doanh nghiệp chuyên chế biến gạo xuất khẩu của Việt Nam - cho biết, đối với thị trường Philippines, trước những biến động giá gạo ảnh hưởng đến người dân, buộc Chính phủ nước này phải có nhiều động thái giảm đà tăng giá gạo. Và việc một số thương nhân Philippines khai báo nhập khẩu gạo giá thấp để được giảm thuế, có nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam bán gạo cho họ.

Thông thường thương nhân Philippines mua gạo của Việt Nam không mở L/C mà mua bằng hình thức DP (xong bộ chứng từ hàng qua tới cảng Philippines, khách lấy bộ chứng từ mới thanh toán). Đối với khách quen thân, uy tín thì mua hình thức TT (nhận hàng xong mới trả tiền hoặc nhận hàng sau một tuần mới trả tiền), vì vậy trường hợp khách mua Philippines ngưng nhận hàng sẽ đưa đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Theo ông Đôn, sắp tới đây Philippines sẽ phải điều chỉnh một số chính sách để nhập khẩu gạo, nhưng chưa biết họ sẽ điều chỉnh cách gì và chắc chắn họ sẽ phải mua gạo tiếp vì nếu không mua sẽ bị thiếu hàng.

"Nước này có thể mua gạo từ Thái Lan nhưng mua với Việt Nam thì thuận lợi hơn do điều kiện, năng lực giao hàng của Việt Nam rất tốt và thời gian sau này doanh nghiệp Việt Nam bán gạo giá CIF, không bán giá FOB nên giao hàng tới tận kho Philippines", ông Đôn nói.

Cũng theo ông Đôn, dự kiến, tới tháng 10, Philippines và một số nước nhập khẩu gạo sẽ bắt đầu mua gạo lại để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia vì thông thường tồn kho của Philippines khoảng hơn một tháng, nhiều lắm khoảng 55-56 ngày. Bây giờ vào mùa mưa bão Philippines càng phải tính đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Tuy vậy, giá gạo xuất khẩu sẽ qua thời kỳ đỉnh cao 640-650 USD/tấn như trước đây, dự báo giá bán đi thị trường Philippines sẽ chỉ xoay quanh mức 600 USD/tấn.

Thư ký NEDA Arsenio M. Balisacan và Bộ trưởng Tài chính Philippines Benjamin E. Diokno vừa có đề xuất giảm thuế nhập khẩu gạo như một giải pháp tiềm năng. Theo đó, thuế nhập khẩu gạo đang ở mức 35% có thể được giảm xuống khoảng từ 0% đến 10% cho các nước trong khối ASEAN và những nước được đối xử tối huệ quốc.

Cơ quan này nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét giảm thuế trong bối cảnh giá gạo thế giới đang tăng mạnh, nhằm ngăn chặn tác động bất lợi đến giá bán lẻ, bán buôn và giá tại nông trại.

NEDA đang theo dõi chặt chẽ giá gạo toàn cầu và khối lượng xuất khẩu của các nước xuất khẩu gạo lớn. Việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo gần đây và áp lực từ các nước như Việt Nam, Thái Lan góp phần đẩy giá gạo toàn cầu tăng cao. Hiện tượng El Niño cũng có thể đóng một vai trò trong việc tăng giá gạo toàn cầu.

Người đứng đầu NEDA nói thêm rằng: “Có nhiều lựa chọn, chẳng hạn như giảm thuế trong khi giá gạo trên thế giới đang tăng. Các nước xuất khẩu như Thái Lan và Việt Nam cũng muốn bảo vệ người dân địa phương khỏi áp lực bên ngoài và họ cũng có thể giảm xuất khẩu. Đây là những nguyên nhân khiến giá gạo trên thị trường toàn cầu tăng cao”.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%