Tân Cảng Sài Gòn "bắt tay” VSIP cung cấp các giải pháp logistics

Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNG) và VSIP đã cam kết đồng hành, hợp tác vì mục tiêu chung trong việc cung cấp các giải pháp logistics hàng đầu cho khách hàng tại các khu công nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lãnh đạo VSIP trao biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược trong lĩnh vực logistics cho đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Lãnh đạo VSIP trao biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược trong lĩnh vực logistics cho đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Sau sự kiện trọng đại lễ đón chính thức Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long sang thăm Việt Nam, hôm 28/8, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNG) và VSIP đã cam kết đồng hành, hợp tác vì mục tiêu chung trong việc cung cấp các giải pháp logistics hàng đầu cho khách hàng tại các khu công nghiệp (KCN) của VSIP trên toàn quốc.

Cùng nhau phát triển kinh tế số - kinh tế xanh

Với mục tiêu hướng đến phát triển kinh tế số - kinh tế xanh, biên bản ghi nhớ giữa SNG và VSIP đánh dấu sự hợp tác bền vững giữa hai doanh nghiệp tiên phong, đầu ngành trong lĩnh vực khai thác cảng, logistics và phát triển khu công nghiệp, tối ưu hóa năng lực và hệ sinh thái kinh doanh của hai bên, nhằm cung cấp giải pháp logistics toàn diện, hiệu quả, dựa trên các nội dung nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ logistics trọn gói với mục tiêu tối ưu hóa chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN của VSIP, hợp tác đầu tư phát triển depot tại KCN, đặc biệt tại khu vực Cần Thơ.

Cần Thơ được xác định là đô thị cửa ngõ, trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế.

Cùng với lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống đường thủy huyết mạch thông qua luồng kênh Quan Chánh Bố, TP. Cần Thơ đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành trung tâm logistics trọng điểm khu vực ĐBSCL, kết nối hàng hóa từ cụm cảng Cần Thơ đến cụm cảng TP. Hồ Chí Minh và Cái Mép xuất tàu cho các tuyến quốc tế Nội Á.

Vì vậy, việc xây dựng hệ thống logistics tại ĐBSCL là vô cùng cần thiết, giúp phát triển hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu, và tạo sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp của vùng.

Cung cấp giải pháp logistics cho doanh nghiệp

Tại khu vực ĐBSCL, SNG sở hữu hệ sinh thái cảng- logistics với 5 cảng, gồm cảng Tân Cảng - Cái Cui, cảng Tân Cảng - Thốt Nốt, cảng Tân Cảng - Sa Đéc, cảng Tân Cảng - Cao Lãnh và cảng Tân Cảng - Giao Long, chiếm gần 70% tổng sản lượng container thông qua các cảng tại khu vực ĐBSCL, tối ưu giải pháp logistics xanh với hệ thống sà lan tự hành hơn 120 chiếc trải dài từ Bắc - Nam giúp thông suốt tuyến hàng hóa qua đường thủy nội địa (chiếm khoảng 70% thị phần khu vực ĐBSCL và 50% thị phần vận chuyển sà lan tuyến Campuchia).

Riêng tại khu vực Cần Thơ, với vị trí đắc địa,chỉ cách KCN Vĩnh Thạnh - VSIP Cần Thơ khoảng 5 km, cảng Tân Cảng - Thốt Nốt cung cấp lợi thế lớn về thời gian và chi phí logistics cho các doanh nghiệp trong khu vực này.

Với hệ thống cầu bến dài 165 m, tổng diện tích bãi chứa hàng container và hàng tổng hợp lên đến 1,1 ha, được đầu tư trang thiết bị làm hàng 5 xe nâng và 35 xe đầu kéo, cảng Tân Cảng - Thốt Nốt đảm nhiệm vai trò là điểm thu gom, tập kết, thông quan hàng hóa, xếp dỡ container hàng xuất nhập khẩu các sản phẩm chủ lực thuộc các ngành hàng gạo, thủy sản, thức ăn gia súc… từ TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… Đồng thời, cảng Tân Cảng - Thốt Nốt còn đóng vai trò lớn trong hệ thống trung tâm logistics ĐBSCL với dịch vụ logistics “door-to-door” thủy bộ kết hợp, kết nối ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh và cụm cảng Cái Mép, và các tuyến vận tải quốc tế liên vùng Cần Thơ - Phnôm Pênh, Sihanoukville Campuchia và tương lai gần kết nối đến các quốc tế khu vực Nội Á.

Sự hợp tác toàn diện giữa SNG và VSIP hứa hẹn đem lại giá trị lợi ích lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, như cung cấp giải pháp logistics trọn khâu về dịch vụ vận chuyển, dịch vụ hải quan, dịch vụ kiểm hóa và hỗ trợ các thủ tục giấy phép,… cho doanh nghiệp.

Cung cấp giải pháp logistics xanh tiên tiến, thân thiện với môi trường thông qua phương thức vận tải đường thủy bằng sà lan. Tiết kiệm chi phí logistics khoảng 30% - 40% so với phương thức vận tải đường bộ hiện nay. Giảm chi phí cơ sở hạ tầng cho các phương thức vận chuyển sà lan, bằng 50% so với vận chuyển đường bộ. Lợi thế vận chuyển những lô hàng có tải trọng nặng, hàng dự án, siêu trường, siêu trọng có kế hoạch trước.

Với các ưu thế vượt trội từ giải pháp logistics của SNG sẽ giúp cải thiện hiệu suất và giảm chi phí logistics, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong KCN của VSIP tại Cần Thơ nói chung và cả nước nói riêng.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh
Kinh tế ngành
Ngân hàng Nhà nước đã hút gần 30 nghìn tỷ đồng khỏi hệ thống trong 3 ngày qua.

“Ngân hàng Nhà nước hút tiền về không đồng nghĩa với đảo chiều chính sách tiền tệ”

Chuyên gia cho rằng, động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống và là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương, và không đồng nghĩa với việc thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ.

Kinh tế ngành
Philippines làm nhiều cách để hạ giá gạo trong nước, dự kiến mua gạo lại từ tháng 10

Philippines làm nhiều cách để hạ giá gạo trong nước, dự kiến mua gạo lại từ tháng 10

Những động thái gần đây của Chính phủ Philippines như áp giá trần gạo, đẩy mạnh kiểm tra các kho gạo, nếu tồn kho vượt giá trị 1 triệu peso/kho sẽ bị phạt nặng hoặc xử phạt tù chung thân… là một trong những yếu tố khiến thương nhân Philippines ngưng nhập khẩu đã làm giá gạo xuất khẩu hạ nhiệt.

Kinh tế ngành
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại họp báo - Ảnh: Hoàng Hà

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Các động lực tăng trưởng suy giảm, cần khơi thông nút thắt, tạo động lực mới

Ủy ban Kinh tế đánh giá các động lực tăng trưởng suy giảm; thị trường tiền tệ, tài chính, bất động sản tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn;... đang gây áp lực lớn cho khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và giai đoạn 2021-2025.

Theo dõi trên Youtube Chia sẻ qua Zalo