Thách thức mới và lớn của ngành thủy sản năm nay là vận tải biển qua kênh đào Suez và Panama

Bất ổn ở Biển Đỏ khiến hành trình vận chuyển giữa châu Á, châu Âu và Bờ Đông Bắc Mỹ trở nên dài hơn, giá cước vận tải tăng mạnh và bảo hiểm hàng hóa tăng. Mới đây có tin tuyến vận chuyển qua kênh đào Panama cũng bị ảnh hưởng vì mực nước thấp, nên lưu lượn

Chế biến cá tra
Chế biến cá tra

Nỗ lực tìm kiếm thêm nhà nhập khẩu ở thị trường gần

Thách thức mới và lớn của thương mại thủy sản toàn cầu năm nay là vận tải biển qua cả kênh đào Suez và Panama đều gặp khó. Hệ lụy có thể là hàng hóa bị ứ đọng, thiếu tàu container và container rỗng, việc này sẽ chi phối chuỗi cung ứng và có nguy cơ khiến tình trạng lạm phát toàn cầu nghiêm trọng hơn.

Mặc dù xuất khẩu thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức nhưng Hiệp hội Chế biến – Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tin tưởng bằng sự nỗ lực và linh hoạt của doanh nghiệp sẽ đưa ngành thủy sản vượt qua khó khăn và thách thức.

Bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông VASEP cho biết, giai đoạn COVID-19 với những thách thức tương tự về logistics làm đứt gãy chuỗi cung ứng nhưng bằng sự linh hoạt doanh nghiệp đã đưa ngành thủy sản vượt qua mọi khó khăn. Có thể sẽ có những cú “bẻ lái” về thị trường xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu và biến thách thức thành cơ hội.

“Trung Quốc có thể sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp hơn trong năm nay, vì vị trí địa lý gần, chi phí vận chuyển thấp, dễ kiểm soát hơn. Quan trọng hơn là Trung Quốc chắc chắn bị giảm nguồn cung tôm từ Ecuador do an ninh bất ổn tại đất nước Nam Mỹ này và do vận tải biển khó khăn, chi phí tăng… Do vậy, Trung Quốc sẽ phải bù đắp nguồn cung từ Việt Nam và các nước châu Á khác”, bà Hằng nói.

Mặt khác, có thể thị trường sẽ xuất hiện xu hướng tiêu dùng sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ, với những đặc thù dễ bảo quản, thời hạn lâu, giá hợp lý, thủy sản đóng hộp, đóng túi và hàng khô sẽ có nhiều nhu cầu hơn trong năm nay trong bối cảnh của chiến tranh, xung đột và lạm phát.

Bà Thanh Hiếu, đại diện Công ty TNHH Thanh Hiếu Foodstuff (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) cho biết, với các mặt hàng chế biến chính như cá tra, cá rô phi đen, cá basa… Thanh Hiếu Foodstuff chuyên xuất khẩu qua các thị trường Trung Đông, châu Phi và một số nước châu Á. Từ cuối năm 2023, thị trường Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi mạnh nhất. Đây cũng là thị trường khá thuận lợi cho doanh nghiệp Việt nhờ vị trí địa lý tiếp giáp, giúp quá trình giao vận nhanh chóng, tiết kiệm hơn, do vậy, trong năm 2024, công ty sẽ nỗ lực tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tại Trung Quốc.

Quảng cáo

Tại các thị trường khác, Thanh Hiếu Foodstuff cũng tiếp tục duy trì kết nối giao thương với các khách hàng cũ, giữ vững uy tín và kết nối với khách hàng mới trong khả năng.

“Biến” khó khăn của đối thủ thành cơ hội cho đơn vị

Bà Trần Thị Hoàng Thư, Giám đốc khối kinh doanh Công ty CP Vĩnh Hoàn cho biết, khách hàng từ các thị trường nhập khẩu đang quan tâm nhiều hơn đối với sản phẩm cá tra. Đặc biệt, vào tháng 11/2023, EU thông qua quy định mới khiến cá minh thái và cá tuyết có xuất xứ từ Nga bị áp thuế 13,7%. Việc cá tuyết có xuất xứ từ Nga bị áp thuế sẽ càng tạo thuận lợi cho cá tra của Việt Nam (theo lộ trình giảm thuế của EVFTA, các sản phẩm cá tra xuất khẩu vào EU được giảm thuế về 0% sau 3 năm khi EVFTA có hiệu lực).

Bên cạnh đó, năm 2024, nhu cầu nhập khẩu cá tra từ Trung Quốc cũng phục hồi khi sản phẩm này được sử dụng rộng rãi và ưa thích tại các hệ thống nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, khó khăn là từ đầu năm 2024, cước vận tải biển đi các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu tăng mạnh, khiến các doanh nghiệp thủy sản gặp khó.

Khi giá vận tải đi Bắc Mỹ và châu Âu tăng vọt phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu đều có xu hướng tìm kiếm thị trường gần ở khu vực châu Á và bằng với lợi thế của mỗi công ty họ sẽ có kế hoạch thâm nhập thị trường khác nhau.

Ông Phạm Văn Tài, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tanis cho biết, thị trường xuất khẩu chính của công ty ở châu Âu, khi cước phí xuất khẩu sang EU tăng cao khiến Tanis gặp khó khăn, hiện giá cước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến khách hàng tại thị trường châu Âu cũng phần nào dè chừng hơn.

Do vậy, Tanis đã tối ưu quy trình sản xuất, sản phẩm đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ASC, BRC… Đặc biệt, các sản phẩm thực phẩm thủy - hải sản của Tanis còn đạt tiêu chuẩn Halal để có thể phục vụ thị trường Hồi giáo.

“Thị trường cho người Hồi giáo là một thị trường lớn, còn nhiều dư địa để khai thác, lại không có biến động về cước vận tải biển, nên chúng tôi sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này”, ông Tài nói.

Còn với Công ty TNHH Chế biến thủy sản Đức Danh, để ứng phó giá cước vận tải biển tăng vọt, doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường, nhất là tại châu Á với các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản…

“Hiện chúng tôi có nhà máy chế biến với diện tích 10.000 m2, cùng đội ngũ công nhân lành nghề, quy trình chế biến, sản xuất khép kín, thủy sản có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, HACCP-021-22. Đây là cơ sở vững chắc để Đức Danh ngày càng mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu”, ông Cao Văn Tuyến, đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Vượt qua “vùng đáy”, thị trường bất động sản TPHCM đang dần lấy lại đà phát triển, tốc độ phục hồi tuy chậm nhưng chắc và dự kiến sẽ tăng tốc từ thời điểm cuối năm.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Đua nhau tăng bốc đầu, chuyện gì đang xảy ra với nhóm cổ phiếu bất động sản?

Giá chung cư Hà Nội tăng "sốc" nhưng "mới chỉ là khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới"

Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m² (chưa bao gồm VAT & KPBT), nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ sẽ có thêm các dự án “hạng siêu sang” - giống như tại thị trường phía

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Vì sao giá chung cư mới ở Hà Nội liên tục tăng?

Ngân hàng Nhà nước ra chỉ đạo mới cho các ngân hàng về việc hỗ trợ doanh nghiệp

NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN trong năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,…

9 tháng đầu năm, 19 DN Nhà nước mang về 50.360 tỷ đồng lãi, hàng loạt "ông lớn" vượt kế hoạch cả năm Tỷ giá USD vượt giá bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đô la tự do tăng chóng mặt

Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tính đến hết tháng 8/2024, lượng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

Số dư tiền gửi sẵn sàng mua cổ phiếu có quý thứ 2 liên tiếp sụt giảm Loạt quy định mới về lãi suất tiền gửi, rút tiền gửi trước hạn sẽ có hiệu lực trong tháng 11

Người Việt có thể chi gần 50 tỷ USD "chốt đơn" trên các sàn TMĐT vào năm 2028

Theo khảo sát, những người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên gần như không phụ thuộc vào chương trình khuyến mãi, mà có thể mua sắm bất cứ lúc nào có nhu cầu.

Thị trường bất động sản thương mại châu Á - Thái Bình Dương vẫn yếu trong quý 1/ 2024 Bộ trưởng Tài chính: 5 tháng đầu năm thu 50.000 tỷ đồng tiền thuế từ sàn thương mại điện tử

Đồng đô la lên cao nhất 1 năm, tỷ giá USD ngân hàng xác lập kỷ lục mới

Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng tăng khoảng 1.100 đồng, tương đương mức tăng 4,4%. Riêng trong tháng 10 và tháng 11, VND đã mất hơn 3% giá trị so với USD.

Tỷ giá USD/VND tăng lên mức cao nhất lịch sử, các ngân hàng liên tục niêm yết kịch trần Diễn biến mới của tỷ giá USD/VND sau khi Fed giảm lãi suất

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Ít ỏi nguồn cung, một loại hình BĐS tại Tp.HCM liên tục “cháy hàng”