Thúc đẩy tín dụng xanh: Nhiều cơ chế cần tháo gỡ

Cùng với lộ trình và cam kết của Chính phủ tại COP26, nhiều ngân hàng có định hướng hoạt động kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu trở thành Net-zero Bank, nhưng trong quá trình thẩm định dự án xanh, các ngân hàng vẫn gặp nhiều vướng mắc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong quá trình thẩm định dự án xanh, các ngân hàng vẫn gặp nhiều vướng mắc - Ảnh minh hoạ.
Trong quá trình thẩm định dự án xanh, các ngân hàng vẫn gặp nhiều vướng mắc - Ảnh minh hoạ.

Cần khoảng 380 tỷ USD/năm

Phát triển bền vững là một quá trình với sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa của 3 yếu tố phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là một trong những mục tiêu mà hầu hết các quốc gia trên thế giới hướng đến.

Tài chính bền vững là sự kết hợp giữa tài chính thuần tuý với các khía cạnh về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) và sử dụng số tiền thu được cho các mục đích cụ thể hướng đến phát triển bền vững. Theo Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA, 2020), tài chính bền vững bao gồm tài chính khí hậu, tài chính xanh và tài chính xã hội gắn với bền vững kinh tế trong dài hạn và sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính.

Tài chính xanh đang là một xu hướng trên toàn thế giới với sự tham gia của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ của các nước cũng như hệ thống tài chính của từng quốc gia, của từng khu vực. Với cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm phát thải khí methane vào năm 2030, nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ ngày càng lớn. Do vậy, tài chính xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Phát biểu tại “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” mới đây, bà Trần Thị Thúy Ngọc – Phó Tổng Giám đốc thường trực, lãnh đạo Phụ trách dịch vụ Phát triển bền vững và Biến đổi Khí hậu, Deloitte Việt Nam cho rằng, với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần phát triển tài chính xanh để thúc đẩy đầu tư vào các dự án bền vững như năng lượng tái tạo, giao thông, kho vận và nông nghiệp.

“Tuy rằng đây không phải là một nhiệm vụ vượt tầm với, Việt Nam vẫn đang “đau đầu” đi tìm lời giải cho bài toán giải quyết các mục tiêu quốc gia về khí hậu. Theo ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 368-380 tỷ USD hay 6,8% GDP mỗi năm cho đến năm 2040 để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

Đây là con số đòi hỏi rất nhiều thời gian cùng sự nỗ lực, chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng, trong bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam chỉ chiếm 4,3% tổng dư nợ vào cuối năm 2022, tăng 12,9% so với năm 2021, tương đương khoảng 500 nghìn tỷ đồng (21,2 tỷ USD)”, bà Ngọc nói.

Theo lãnh đạo Deloitte Việt Nam, việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển tín dụng xanh được coi là chìa khóa để mở ra một nền tài chính xanh vững mạnh tại Việt Nam. Tín dụng xanh không những đảm bảo đồng thời những lợi ích đầu tư, lợi ích môi trường từ phía bên cho vay, nâng cao quản lý bền vững, xây dựng niềm tin với công chúng cho bên vay mà còn góp phần bảo tồn môi trường toàn cầu, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội thông qua việc thúc đẩy các dự án xanh.

Cần thêm nhiều cơ chế

Cùng với lộ trình và cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26, nhiều ngân hàng trong hệ thống đã và đang có định hướng hoạt động kinh doanh và danh mục cho vay nhằm hướng tới mục tiêu trở thành Net-zero Bank (Ngân hàng phát thải ròng bằng 0).

Ông Nguyễn Xuân Bắc – Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến 30/6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt gần 528,3 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh NHNN hướng dẫn các TCTD cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm 45%) và nông nghiệp xanh (31%). Các TCTD đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt gần hơn 2.485 triệu tỷ đồng, chiếm gần 20%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định dự án xanh, các nhà băng vẫn gặp nhiều vướng mắc. Ông Nguyễn Quốc Hưng - Giám đốc Ban Tài trợ dự án ngân hàng BIDV (ngân hàng đang có dư nợ cho vay lĩnh vực xanh trên 66 nghìn tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ) cho biết, hiện các TCTD vẫn chưa có cơ sở, căn cứ cụ thể trong việc xác định và phân loại dự án xanh.

“Nguyên nhân là do Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể, thống nhất liên quan đến việc triển khai tín dụng xanh như: tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh; quy định về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế... Điều này gây khó khăn cho các NHTM trong việc lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh”, ông Hưng nói.

Bên cạnh đó, hành lang pháp lý để triển khai quản lý rủi ro môi trường – xã hội, tín dụng xanh hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Hiện nay Chính phủ mới chỉ ban hành Luật bảo vệ môi trường (số 72/2020/QH14) và Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường (Nghị định 08/2022/NĐ-CP). Quyết định của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh đang trong quá trình hoàn thiện.

Theo đó, lãnh đạo BIDV kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ban ngành sớm hoàn thiện khung pháp lý, chính sách tổng thể liên quan đến triển khai tài chính bền vững nói chung và tín dụng xanh nói riêng, định hướng phát triển từng ngành hướng đến mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050. Trước mắt, sớm ban hành Tiêu chí phân loại dự án xanh, hướng dẫn công bố thông tin tài chính khí hậu theo chuẩn quốc tế; đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể, định hướng NHTM tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho tín dụng xanh.

Cũng theo lãnh đạo ngân hàng, các cơ chế, khuyến khích của Chính phủ, NHNN khi triển khai cấp tín dụng xanh hiện đang dừng ở mức khuyến khích chung, chưa có cơ chế ghi nhận trong quá trình đánh giá, xếp hạng đối với TCTD có thành tích tốt trong hoạt động cấp tín dụng xanh, cũng như chưa có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn/ kênh tiếp cận nguồn vốn thực sự hiệu quả để các TCTD đẩy mạnh tín dụng xanh.

“Hiện nay, phần lớn nguồn vốn huy động của các TCTD là vốn ngắn hạn trong khi nguồn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mang lại lợi ích môi trường, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại Việt Nam thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao nên rất cần các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay”, Giám đốc Ban Tài trợ dự án BIDV nêu ý kiến.

Do đó, lãnh đạo BIDV đề xuất cần có cơ chế khuyến khích áp dụng cho các TCTD khi triển khai cấp tín dụng xanh bao gồm: Nghiên cứu đưa ra cơ chế đánh giá ưu tiên đối với các TCTD có thành tích tốt trong hoạt động tín dụng xanh khi đánh giá, xếp loại TCTD, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng có tốc độ, quy mô triển khai cấp tín dụng xanh, có đóng góp thiết thực cho việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; Hỗ trợ tái cấp vốn ưu đãi hoặc tạo điều kiện cho các TCTD tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các định chế quốc tế để các TCTD gia tăng thêm nguồn vốn giá rẻ để tài trợ cho nhu cầu tín dụng xanh; Giảm hệ số rủi ro tín dụng đối với các khoản vay tài trợ dự án xanh, tương tự như cơ chế áp dụng cho khoản vay mua nhà ở xã hội tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác

Theo UBND Tp.HCM, việc đầu tư, nâng cấp đường vành đai 3 TP.HCM đạt quy mô hoàn chỉnh không thuộc nhóm dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, dự án này thuộc nhóm ưu tiên đầu tư sau cùng (nhóm 4).

Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này Thủ tướng chỉ đạo nóng về cao tốc 2 làn xe
Ảnh minh họa

Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia lại mở mới gói thầu 300 ngàn tấn gạo

4 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu được 3,17 triệu tấn gạo, trị giá 2,037 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 33,6% về giá trị so với cùng kỳ. 4 thị trường trọng điểm, gồm Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc, duy chỉ có Trung Quốc giảm nhập khẩu, 3 nước còn lại đều tăng mạnh. Đặc biệt, Indonesia tăng gần 79% về lượng và 2,33 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu
Dự án cầu 110 trên QL14 đã thi công được khoảng 88% khối lượng công trình, nhưng chưa thể hoàn thành do không được bàn giao mặt bằng thi công đường đầu cầu (nguồn: internet)

Chậm tiến độ hơn 6 năm, nhận 14 văn bản từ Bộ GTVT, vẫn chưa có mặt bằng làm cầu 110 trên QL 14

Bộ GTVT cho biết đã 14 lần gửi công văn cho tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea H’leo nhưng đơn vị thị công vẫn không có mặt bằng triển khai dự án cầu 110 trên QL.14. Mặc dù dự án này đã chậm tiến độ hơn 6 năm.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải: Việc triển khai các tuyến cao tốc thực hiện theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng” Công ty của huyền thoại đầu tư Warren Buffett bán ra lượng lớn cổ phiếu Apple
Ảnh minh họa

Tôm Việt Nam trước cơ hội cạnh tranh công bằng với các thị trường khác khi xuất vào Mỹ

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 818,359 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Top 3 thị trường đơn lẻ lớn lần lượt là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, đáng chú ý, giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ đều tăng riêng Nhật Bản giảm.

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA
Ảnh sự kiện

Trung Quốc - Asean Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam

Với chủ đề “Đẹp không biên giới, hợp tác đôi bên cùng có lợi” sự kiện “Kết nối giao thương ngành làm đẹp Trung Quốc - Asean Beauty business Matching” vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc gặp gỡ, trao đổi và thiết lập mối quan hệ hợp tác mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới.

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm Việt Nam, giảm nhập từ Ecuador
Ảnh minh họa

Giá cà phê đột ngột giảm mạnh và mất mốc 100.000 đồng/kg

Sau khi tăng mạnh và đạt đỉnh ở mức 134.400 đồng/kg tại Đắk Nông vào ngày 30/4, qua ngày 1/5 giá cà phê đột ngột giảm mạnh suốt tuần qua đến ngày hôm nay (6/5) đã chính thức rời khỏi mốc 100.000 đồng/kg.

Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay

Ngày 4/5, giá tiêu chính thức đạt mốc 100.000 đồng/kg. Trong bối cảnh giá trong nước liên tục tăng đẩy giá tiêu xuất khẩu tăng theo, tính chung trong 4 tháng đầu năm, giá tiêu xuất khẩu tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo, thời gian tới giá hồ tiêu tiếp tục tăng giúp mặt hàng này có thể cán mốc xuất khẩu 1 tỷ USD.

Giá hạt tiêu đang tiến về mốc 100.000 đồng/kg, xuất khẩu kỳ vọng ở thị trường Trung Quốc
Ảnh minh họa

Sự bội tín trong thương mại và điều kiện thanh khoản làm khó doanh nghiệp ngành hàng cà phê

Giá cà phê tăng mạnh khiến ngành hàng này đã bộc lộ 2 yếu điểm lớn, đó là sự "bội tín" trong giao dịch và ở lĩnh vực tài chính. Điều này gây bất lợi lớn nhất vì đây là thời điểm thu hoạch rộ cà phê doanh nghiệp rất cần tiền để mua hàng.

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam
Ảnh minh họa

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực

Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, tổng lượng gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt 7,6 triệu tấn, theo đó 6 tháng đầu năm khoảng 4,38 triệu tấn, 6 tháng cuối năm khoảng 3,22 triệu tấn. Như vậy, lượng xuất khẩu gạo năm nay sẽ gần bằng năm 2023.

Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước 3 tháng đầu năm 2024, Bulog mở 3 lần thầu mua gạo, mua 1,1 triệu tấn gạo
CPI tháng 4 tăng 0,07% so với tháng trước. Ảnh: Int

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4 tăng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) phát hành sáng 29/4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,81% cùng kỳ.

CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước Nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 3,98% so với cùng kỳ
Các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu sang Mỹ năm 2024 đạt kỷ lục mới. (Ảnh: Int)

Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 22,38 tỷ USD trong quý 1/2024

Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Mỹ triển vọng sáng hơn khi có nhiều yếu tố thuận lợi như tỷ giá hối đoái chênh lệch thuận lợi cho xuất khẩu, nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Mỹ tiếp tục lớn...

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sắn cho ngành chế biến thực phẩm

Mặc dù xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2024, nhưng hiện nay có nhiều nhà máy đã nghỉ hoạt động do nguồn nguyên liệu về không đều. Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu tháng 4/2024 khiến nhu cầu sản phẩm từ sắn cho ngành thực phẩm chế biến trực tiếp từ sắn đang giảm dần.

Giá sắn tươi cao, khách mua trả giá bột sắn thấp khiến đầu ra khó khăn
Ảnh minh họa

Việt Nam đang là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam đang là nguồn cung đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Do năng lực sản xuất và xuất khẩu ngày càng lớn, đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, phòng vệ thương mại của thị trường này.

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA

Quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Kỳ vọng đà tăng trưởng này vẫn duy trì trong quý II/2024 khi tồn kho tại các thị trường giảm, tín hiệu thị trường đã có phần sáng hơn. Tuy nhiên, tại thị trường Hàn Quốc lại có xu hướng ngược lại.

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm

Giá cà phê trong nước ngày 23/4 tăng thêm 1.000 đồng/kg và đang giao dịch quanh mốc 126.000-128.000 đồng/kg, sau khi tăng rất mạnh từ 1.700 – 2.800 đồng lên mức kỷ lục. Tính chung cả tuần vừa qua, giá nội địa đã tăng hơn 10%. Đà tăng của cà phê có thể tiếp diễn trong tuần này, bởi nguồn cung từ Việt Nam đang thấp, trong khi triển vọng vụ mùa tới tiếp tục xấu đi do thời tiết khô hạn.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Quang cảnh hội thảo

“Chìa khóa” vàng cho cây sầu riêng Tây Nguyên

Cây sầu riêng trên cả nước nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, tuy nhiên quy trình canh tác và chăm sóc cũng vô cùng phức tạp. Ngoài quy trình kỹ thuật chuẩn mực thì việc sử dụng phân bón hiệu quả là điều kiện để cây sầu riêng cho sản lượng và chất lượng tốt nhất.

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn
Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển dịch năng lượng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và sự chung tay góp sức của toàn xã hội, thay vì mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ, chuyên gia nhận định.

Công ty năng lượng của doanh nhân Nguyễn Hồ Nam báo lỗ hơn 152 tỷ đồng Công ty năng lượng của ông Nguyễn Hồ Nam đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch VOCA tại họp báo

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên

Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm toàn cầu không ngừng phát triển, sự kiện giao thương ngành làm đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên.

Đại chiến mỹ phẩm Trung Quốc: Khi các thương hiệu Châu Âu thèm khát thị trường 1,4 tỷ dân