Thương nhân Philippines tranh thủ mua gạo Việt Nam khi vụ Đông Xuân sắp kết thúc

Có nhiều thương nhân Philippines sang Việt Nam mua gạo, bởi họ biết rằng, nếu không mua bây giờ thì một tháng sau khi vụ Đông Xuân kết thúc sẽ không còn hàng đẹp để mua, vì gạo vụ Hè Thu chất lượng thấp hơn so với vụ Đông Xuân.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việt Nam vẫn là nhà cung cấp gạo hàng đầu cho thị trường Philippines

Theo Cục Công nghiệp Thực vật (BPI) của Bộ Nông nghiệp Philippines, trong 3 tháng đầu năm nay khối lượng gạo nhập khẩu của Philippines đã tăng 24,21% đạt 995.841,6 tấn, trong khi quý đầu tiên của năm ngoái, nước này chỉ nhập khẩu 801.732 tấn gạo. Trong đó, có đến 57,8% lượng gạo nhập khẩu của Philippines đến từ Việt Nam - quốc gia vẫn là nguồn cung gạo chủ yếu hàng đầu của Philippines, tương đương 576.364,3 tấn.

Theo sau là Thái Lan, với khối lượng gạo được giao là 244.059,43 tấn, Pakistan với 115.758,50 tấn và Myanmar với 53.640 tấn. Khối lượng còn lại được chia sẻ bởi Campuchia, Nhật Bản, Ấn Độ và Ý.

Năm ngoái, tổng lượng nhập khẩu mặt hàng chủ lực này đạt 3,6 triệu tấn, giảm 5,9% so với mức cao kỷ lục 3,82 triệu tấn được ghi nhận vào năm 2022.

Kể từ đầu năm 2024, BPI đã cấp 1.403 giấy phép nhập khẩu vệ sinh và kiểm dịch thực vật cho các nhà nhập khẩu gạo được công nhận.

Trước đó, dữ liệu từ BPI cũng cho thấy, khối lượng gạo nhập khẩu của nước này gần như tăng gấp đôi trong 2 tháng đầu năm 2024, đạt tổng cộng 728.254,49 tấn, cao hơn 84,57% hoặc gần gấp đôi so với 394.553,66 tấn gạo nhập khẩu trong cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp hàng đầu cho Philippnines.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Phước Thành 4 cho biết, tính đến thời điểm này, Việt Nam vẫn là nước cung cấp gạo hàng đầu cho thị trường Philippines nhưng các thương nhân Philippines thường trả giá gạo Việt Nam khá thấp so với các bên mua khác, vì họ biết lúa Đông Xuân của Việt Nam có sản lượng lớn nên họ thường tìm tới các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đàm phán mua hàng và trả giá thấp để mua được giá rẻ. Bởi các doanh nghiệp này thường có tâm lý muốn “mua nhanh, bán nhanh”.

Riêng năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động được giá bán với khách Philippines, do từ tháng 7/2023, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, khiến giá gạo Việt Nam tăng nhanh so với các nước, trong thời gian này họ vẫn mua gạo Việt Nam rất nhiều, có lúc giá gạo Việt Nam cao hơn gạo Thái Lan từ 50-60 USD/tấn, Pakistan khoảng 90-100 USD/tấn họ vẫn mua, nhưng rồi họ đi tìm nguồn cung khác có giá cạnh tranh hơn.

“Thời điểm giá gạo Việt Nam cao nên thương nhân Philippines tìm đến gạo Thái Lan và nguồn cung khác có giá cạnh tranh hơn, khi một người đã đi mua hàng chỗ khác có giá rẻ hơn, sẽ có người thứ hai và người thứ ba tìm đến. Song, ưu thế gạo Việt Nam vẫn cao hơn vì độ tươi mới và mùi hương phù hợp với khẩu vị của người dân Philippines, nên gạo Việt vẫn được ưa chuộng ở thị trường này. Cho đến thời điểm này gạo Việt Nam vẫn là lựa chọn của người tiêu dùng Philippines so với gạo Thái Lan, Pakistan hay Myanmar”, ông Thành nói.

Việt Nam đang thu hoạch vụ Đông Xuân, nguồn cung dồi dào nên giá gạo 5% tấm đã xuống bằng hoặc thấp hơn Thái Lan từ 10-15 USD/tấn, trong khi Thái Lan đã kết thúc vụ thu hoạch nguồn hàng không còn nhiều nên họ chờ được giá tốt mới bán. Khoảng nửa tháng nữa Việt Nam cũng kết thúc vụ, khi đó các doanh nghiệp nào còn hàng dự trữ cũng không bán giá rẻ mà chờ được giá mới bán. Trong khi người đi mua có tâm lý lo sợ thiếu hàng, có thể họ sẽ mua trước và chấp nhận giá cao hơn thị trường một chút. Đây cũng là chuyện bình thường vì khi nguồn hàng cạn kiệt người mua sau đương nhiên phải mua cao hơn người mua trước.

Giá gạo Việt Nam đang rất cạnh tranh so với Thái Lan

“Hiện giá gạo Việt Nam đang rất cạnh tranh so với Thái Lan nên có nhiều thương nhân Philippines sang Việt Nam để mua hàng, bởi họ biết nếu không mua bây giờ thì một tháng sau sẽ không còn hàng đẹp để mua, vì gạo vụ Hè Thu chất lượng thấp hơn vụ Đông Xuân, biết vậy nên có nhiều nhà nhập khẩu Philippines tranh thủ mua hàng trong lúc này”, Giám đốc Phước Thành 4 nói.

Giá gạo loại 5% tấm thường xuất khẩu sang Indonesia dao động từ 580, 590 hoặc 600 USD/tấn, tùy thời gian giao hàng. Xuất khẩu sang thị trường Philippines thường là phân khúc gạo thơm và gạo dẻo, loại gạo này dao động từ 640-650 USD/tấn.

Trong báo cáo Thương mại và Thị trường Thế giới mới nhất, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, Philippines vẫn là nước nhập khẩu mặt hàng chủ lực hàng đầu trên thị trường quốc tế và dự báo sẽ nhập khẩu 4,1 triệu tấn vào năm 2024. Tuy nhiên, USDA dự kiến sản lượng gạo nội địa của Philippines ​​sẽ đạt 12,125 triệu tấn trong năm nay, cao hơn một chút so với dự báo trước đó là 12 triệu tấn.

USDA cho rằng, sự gia tăng sản xuất là do chính phủ tài trợ bổ sung cho ngành này và do nông dân tăng cường sử dụng phân bón và hạt giống lai. Trong khi đó, diện tích thu hoạch dự kiến ​​giữ nguyên ở mức 4,8 triệu ha. Về tiêu dùng, USDA dự báo tiêu thụ gạo sẽ tăng lên 19,6 triệu tấn cho năm tiếp thị 2024 - n2025 phù hợp với tốc độ tăng trưởng dân số của Philippines.

Trong khi đó, giá gạo sẽ vẫn tăng do hiện tượng thời tiết El Nino và tình hình thị trường toàn cầu, USDA cho biết.

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

CPI tháng 4 tăng 0,07% so với tháng trước. Ảnh: Int

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4 tăng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) phát hành sáng 29/4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,81% cùng kỳ.

CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước Nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 3,98% so với cùng kỳ
Các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu sang Mỹ năm 2024 đạt kỷ lục mới. (Ảnh: Int)

Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 22,38 tỷ USD trong quý 1/2024

Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Mỹ triển vọng sáng hơn khi có nhiều yếu tố thuận lợi như tỷ giá hối đoái chênh lệch thuận lợi cho xuất khẩu, nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Mỹ tiếp tục lớn...

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sắn cho ngành chế biến thực phẩm

Mặc dù xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2024, nhưng hiện nay có nhiều nhà máy đã nghỉ hoạt động do nguồn nguyên liệu về không đều. Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu tháng 4/2024 khiến nhu cầu sản phẩm từ sắn cho ngành thực phẩm chế biến trực tiếp từ sắn đang giảm dần.

Giá sắn tươi cao, khách mua trả giá bột sắn thấp khiến đầu ra khó khăn
Ảnh minh họa

Việt Nam đang là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam đang là nguồn cung đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Do năng lực sản xuất và xuất khẩu ngày càng lớn, đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, phòng vệ thương mại của thị trường này.

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA

Quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Kỳ vọng đà tăng trưởng này vẫn duy trì trong quý II/2024 khi tồn kho tại các thị trường giảm, tín hiệu thị trường đã có phần sáng hơn. Tuy nhiên, tại thị trường Hàn Quốc lại có xu hướng ngược lại.

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm

Giá cà phê trong nước ngày 23/4 tăng thêm 1.000 đồng/kg và đang giao dịch quanh mốc 126.000-128.000 đồng/kg, sau khi tăng rất mạnh từ 1.700 – 2.800 đồng lên mức kỷ lục. Tính chung cả tuần vừa qua, giá nội địa đã tăng hơn 10%. Đà tăng của cà phê có thể tiếp diễn trong tuần này, bởi nguồn cung từ Việt Nam đang thấp, trong khi triển vọng vụ mùa tới tiếp tục xấu đi do thời tiết khô hạn.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Quang cảnh hội thảo

“Chìa khóa” vàng cho cây sầu riêng Tây Nguyên

Cây sầu riêng trên cả nước nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, tuy nhiên quy trình canh tác và chăm sóc cũng vô cùng phức tạp. Ngoài quy trình kỹ thuật chuẩn mực thì việc sử dụng phân bón hiệu quả là điều kiện để cây sầu riêng cho sản lượng và chất lượng tốt nhất.

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn
Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển dịch năng lượng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và sự chung tay góp sức của toàn xã hội, thay vì mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ, chuyên gia nhận định.

Công ty năng lượng của doanh nhân Nguyễn Hồ Nam báo lỗ hơn 152 tỷ đồng Công ty năng lượng của ông Nguyễn Hồ Nam đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch VOCA tại họp báo

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên

Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm toàn cầu không ngừng phát triển, sự kiện giao thương ngành làm đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên.

Đại chiến mỹ phẩm Trung Quốc: Khi các thương hiệu Châu Âu thèm khát thị trường 1,4 tỷ dân
Ảnh minh họa

Liên tục phá bỏ các đỉnh giá, giá hạt tiêu sắp cán mốc 100.000 đồng/kg

Liên tục phá bỏ các đỉnh giá đã xác lập trước đó, giá hạt tiêu trong nước tiếp tục đi lên và sau 4 phiên liên tiếp tăng giá, vào ngày 22/4, tại các khu vực trồng trọng điểm giá hạt tiêu lập đỉnh mới với 96.500 – 98.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu đang tiến về mốc 100.000 đồng/kg, xuất khẩu kỳ vọng ở thị trường Trung Quốc
Tôm sú - ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt

Tỷ trọng tôm chế biến bảo quản xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU đang có xu hướng tăng và trội hơn so với tôm nguyên liệu, cho thấy tôm Việt Nam đang phát huy được thế mạnh của mình và đang có hướng đi đúng.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng Xuất khẩu tôm có nhiều triển vọng tại thị trường Nhật Bản
Ảnh minh họa

Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam

Bên cạnh những biến động giá khó lường, ngành cà phê đang chật vật với hạn hán nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Hiệp hội cà phê – Ca cao Việt Nam dự báo sản lượng niên vụ 2024 - 2025 sẽ giảm 15%, đặt ngành hàng này trước nguy cơ mất vị trị số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta trên toàn cầu.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Ảnh minh họa

Gạo Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan tại thị trường Philippines

Ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines đạt hơn 1 triệu tấn, giúp Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam. Song, mới đây Chính phủ Thái Lan cho biết quyết tâm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang nước này, khiến gạo Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan tại “Xứ sở vạn đảo”.

Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước Thương nhân Philippines tranh thủ mua gạo Việt Nam khi vụ Đông Xuân sắp kết thúc
Ảnh minh họa

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt

Theo Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR), Ủy ban châu Âu (EC) sẽ cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Thời hạn để thực thi EUDR đối với doanh nghiệp có quy mô lớn là tháng 12/2024, đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là tháng 6/2025.

Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm
Quang cảnh hội nghị

Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến

Trước tình trạng giá cà phê tăng mạnh và tăng liên tục, gây rủi ro cao cho doanh nghiệp thu mua hàng xuất khẩu, ngày 11/4, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Mở rộng ngành hàng cà phê lần thứ I, để có những định hướng, giải pháp và đề nghị cụ thể trong 6 tháng cuối năm niên vụ 2023-2024 và những năm tiếp theo.

Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 đạt mức cao kỷ lục, đạt 4,08 tỷ USD
Ảnh minh họa

Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024

Với khối lượng gạo nhập khẩu hơn 1 triệu tấn trong 3 tháng đầu năm nay, Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam, bỏ xa thị trường lớn thứ hai Indonesia (226.161 tấn) đến hơn 785.000 tấn gạo. Trong khi đó, Trung Quốc lùi lại vị trí thứ tư sau nhiều năm luôn đứng thứ hai sau Philippines.

Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước
Ảnh minh họa

Nghị định thư sầu riêng đông lạnh được phê duyệt sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I/2024 ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sầu riêng tiếp tục là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất vào Trung Quốc.

Căng thẳng logistics tạo lợi thế để rau quả Việt Nam tăng xuất khẩu sang Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỷ USD trong năm 2023
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạt tiêu toàn cầu phụ thuộc vào lượng xuất khẩu của Việt Nam

Giá hạt tiêu tại các nước sản xuất sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do nhu cầu thế giới tăng cao, trong khi nguồn cung từ các nước sản xuất Indonesia, Brazil, Malaysia, Campuchia không đủ bù đắp cho lượng hạt tiêu xuất khẩu giảm từ Việt Nam.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm