Việt Nam nên làm gì khi xuất khẩu dệt may sụt giảm, thua Bangladesh?

Theo Chủ tịch Vinatex, Bangladesh có hai điểm hơn Việt Nam và Trung Quốc một cách rõ rệt đó là giá và thuế quan.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 26,1 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh minh họa.
8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 26,1 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh minh họa.

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong tháng 8/2023, xuất khẩu dệt may đạt gần 3,6 tỷ USD, giảm 6% so với tháng 7 và giảm 21,5% so với tháng 8/2022. Lũy kế 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 26,1 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Thống kê cũng cho thấy tất cả mặt hàng dệt may đều tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm may mặc đạt 20,5 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ và chiếm 78,5% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 8 tháng đầu năm.

det may.png

Kim ngạch xuất khẩu dệt may 8 tháng sụt giảm chủ yếu là do lực cầu từ các thị trường chủ lực như EU, Mỹ, và Hàn Quốc đều sụt giảm. Sụt giảm đơn hàng hiện cũng là tình trạng chung của nhiều nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, ngoại trừ Bangladesh.

Vấn đề của ngành dệt may hiện nay là giá và thuế quan

Chia sẻ tại diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023 vừa diễn ra, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, 8 tháng đầu năm, trong số các quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu dệt may chỉ có Bangladesh tăng trưởng 5,7%, ngay cả Trung Quốc cũng suy giảm 10%.

Ông Trường thông tin, tháng 8 vừa qua, Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ có làm một bản đánh giá để lựa chọn quốc gia nhập khẩu dệt may, đưa ra 12 tiêu chí, gồm: Chất lượng, năng lực quản trị, độ ổn định chính trị, khả năng sáng tạo, trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, thuế quan...

"Việt Nam có điểm tổng cao nhất là 47,5/60. Trung Quốc là 42/60. Lý do Trung Quốc sụt giảm hơn là vì họ có câu chuyện về trách nhiệm xã hội và lao động nên bị đánh giá thấp. Bangladesh thực tế chỉ có 39/60. Cả về chất lượng, thời gian giao hàng, đặc biệt là trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững họ chỉ đạt 2/5 nhưng Việt Nam đạt 4/5, vì Bangladesh hiện vẫn chưa có hệ thống bảo hiểm xã hội, cả người lao động và sử dụng lao động đều không đóng và lương tối thiểu chỉ 74 USD”, ông Trường nói.

Tuy nhiên, theo ông Trường, Bangladesh có hai điểm hơn Việt Nam và Trung Quốc một cách rõ rệt đó là giá và thuế quan. “Giá của họ được đánh giá là tốt nhất thế giới (đạt 4,5/5 điểm) và thuế quan, vì họ là nước nghèo được miễn thuế đi vào châu Âu. Chính vì thế Bangladesh duy trì được tăng trưởng tốt nhất bằng lợi thế giá rẻ khi cầu thấp”.

ông-lê-tiến-trường.jpg
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Vinatex - Ảnh: Media Quốc hội

Từ thực tế trên, Chủ tịch Vinatex nhấn mạnh hai vấn đề với ngành dệt may hiện nay là giá và thuế quan, không phải vấn đề về phát triển bền vững.

Do đó, cần nhận định rõ vấn đề sụt giảm của 2023 là ngắn hạn, phải tìm giải pháp ngắn hạn. Còn ứng dụng công nghệ, đổi mới và phát triển bền vững là câu chuyện của trung và dài hạn. Phải áp dụng các giải pháp rất phù hợp cho tình hình này, không thể đem giải pháp trung hạn dài hạn giải quyết cho vấn đề ngắn hạn.

Để vượt qua khó khăn ngắn hạn về sụt giảm cầu, theo Chủ tịch Vinatex cần nỗ lực cả từ phía doanh nghiệp như tiết giảm chi phí, tăng năng suất, tìm giải pháp tiếp cận thị trường từ những thị trường khó nhất, nhỏ nhất mà Bangladesh không làm được; cả từ phía vĩ mô như câu chuyện cân đối lãi suất, tỷ giá, cách tiếp cận vốn…

“12 năng lực cạnh tranh cốt lõi, ta tốt đến 10 thứ nhưng không có đơn hàng, thua lỗ thì chỉ hai năm chúng ta giải tán, không còn cơ hội để phát triển bền vững, tạo động lực cho trung và dài hạn”, ông Trường nói thêm.

Tất nhiên, theo ông, trong trung hạn và dài hạn, doanh nghiệp không thể đi chệch xu hướng sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn. Đầu tư mới phải theo các tiêu chuẩn xanh, sạch, tiết kiệm lao động, tiết kiệm năng lượng... qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện theo hướng này, vừa đảm bảo vượt qua được khó khăn ngắn hạn mà vẫn tạo được động lực và nền tảng cho tăng trưởng trong trung hạn và dài hạn.

Doanh nghiệp xuất khẩu đối diện những thách thức to lớn

Không chỉ với nhóm doanh nghiệp dệt may, nhìn rộng cả nhóm doanh nghiệp xuất khẩu có thể thấy, trong 8 tháng đầu năm 2023, lần đầu tiên sau nhiều năm, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này thể hiện rõ ở các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam từ sản phẩm điện tử, may mặc, đồ gỗ cho đến thủy hải sản…

Theo thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2023 mức độ sụt giảm giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2022 là 13,1% (trong đó xuất khẩu giảm 10%, nhập khẩu giảm 16,2%).

XNK.png

Nhìn nhận về những nguyên nhân đang làm khó các doanh nghiệp sản xuất, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho rằng, bên cạnh nguyên nhân khách quan từ sự suy giảm của thị trường thế giới, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng có nhiều nguyên nhân từ trong nước. Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đang là 1 trong 6 rào cản tiêu biểu.

Ông Tuấn cho biết, theo phản ánh của các doanh nghiệp, chi phí kinh doanh tại Việt Nam hiện nay vẫn còn cao, nằm ở 4 nhóm chính, gồm: Các chi phí có liên quan đến lao động; chi phí tài chính cho Nhà nước ngoài thuế; chi phí vốn; và chi phí vận tải, logistics.

Về chi phí liên quan lao động được chia thành hai nhóm là chi phí nằm trong sự thoả thuận giữa hai bên và chi phí không nằm trong thoả thuận giữa hai bên mà buộc phải chi do quy định của pháp luật. Đối với khoản chi đầu tiên, các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được chất lượng và số lượng người lao động tốt hơn trên thị trường. Tuy nhiên, các khoản bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam tương đối cao, gồm bảo hiểm xã hội (BHXH), kinh phí công đoàn.

Theo quy định hiện tại của Việt Nam, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và các khoản quỹ bắt buộc khác với tổng là 17% mức lương tháng của người lao động. Tỷ lệ đóng này cộng tính thêm phần đóng của người lao động là 25%, cộng thêm các khoản bảo hiểm y tế và các khoản khác đã lên đến 32%. Đây là mức đóng BHXH cao nếu so với một số quốc gia trong khu vực như Malaysia (cao nhất là 13%), Indonesia (từ khoảng 10 - 12%), Philippines (8%) và Thái Lan (5%)…

Ông Tuấn cho biết thêm, mức lương tối thiểu tại Việt Nam cũng có xu hướng tăng mạnh trong nhiều năm trở lại nay. Lương tối thiểu của Bangladesh là 74,8 USD/người/tháng. Trong khi của Việt Nam là 198,5USD/người/tháng. Kinh phí công đoàn 2% quỹ tiền lương là gánh nặng riêng có của doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

“Với mức chi phí bắt buộc lao động cao như vậy làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, làm chúng ta khó thu hút vốn đầu tư để tạo việc làm cho hàng triệu người đến tuổi lao động mỗi năm”, Trưởng Ban Pháp chế VCCI đánh giá.

Thứ hai, chi phí vốn của doanh nghiệp Việt Nam rất cao. Từ cuối 2022 cho đến đầu năm 2023, lãi suất của Việt Nam có biến động tăng mạnh, dù hiện nay đã có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, đó là lãi suất ngắn hạn, còn về dài hạn lãi suất trung bình của đồng tiền Việt Nam luôn cao hơn vài điểm phần trăm so với lãi suất của các đồng tiền khác trong khu vực. Điều này xuất phát từ rủi ro kinh doanh tại Việt Nam vẫn cao, an ninh tài chính tiền tệ mặc dù được cải thiện nhưng vẫn kém so với các nước xung quanh, xếp hạng tín nhiệm quốc gia vẫn còn thấp.

Thứ ba, ngoài các khoản thuế, các doanh nghiệp Việt Nam tuỳ từng ngành hàng còn phải nộp thêm các khoản tài chính ngoài ngân sách, điều này cũng khiến doanh nghiệp bị đội chi phí kinh doanh.

Cuối cùng là chi phí vận tải và logistics của Việt Nam vẫn cao do hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, hoàn thiện, mức độ kết nối giao thông chưa tốt. Mặc dù Chính phủ rất nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông quốc gia, song tình trạng chi phí vận tải cao vẫn sẽ kéo dài trong nhiều năm nữa, đặc biệt là ở khu vực miền Nam.

dau anh tuan.jpg
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI - Ảnh: Media Quốc hội

Theo ông Đậu Anh Tuấn, rào cản về chi phí kinh doanh cao này làm giảm tính cạnh tranh và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế. Ví dụ lĩnh vực dệt may, Việt Nam đang bị Bangladesh vượt qua rất nhanh. Một trong những lý do vì hàng hoá của Bangladesh rẻ hơn, chi phí nhân công của họ thấp hơn, gồm cả lương tối thiểu và các khoản phải đóng khác.

Các chi phí cao cũng khiến Việt Nam có nguy cơ bị mất đơn hàng cho các quốc gia khác. Doanh nghiệp không đầu tư mới, tình trạng các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động tăng lên. Kết quả là chúng ta phải lo xử lý một bộ phận lớn người lao động mất việc làm, và việc này còn khó khăn hơn rất nhiều so với việc bảo đảm đời sống của những người lao động có việc làm.

“Nền kinh tế Việt Nam vẫn thiếu vốn, chúng ta cần cạnh tranh thu hút vốn, nhưng nếu các chi phí lao động quá cao thì dòng vốn sẽ không chảy vào nước ta. Trong bối cảnh các chính sách thu hút đầu tư mà Việt Nam áp dụng từ trước đến nay như ưu đãi thuế đang bị chặn lại do chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, thì việc thu hút vốn để tạo đủ việc làm cho nền kinh tế vẫn phải là mục tiêu hàng đầu”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác

Theo UBND Tp.HCM, việc đầu tư, nâng cấp đường vành đai 3 TP.HCM đạt quy mô hoàn chỉnh không thuộc nhóm dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, dự án này thuộc nhóm ưu tiên đầu tư sau cùng (nhóm 4).

Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này Thủ tướng chỉ đạo nóng về cao tốc 2 làn xe
Ảnh minh họa

Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia lại mở mới gói thầu 300 ngàn tấn gạo

4 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu được 3,17 triệu tấn gạo, trị giá 2,037 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 33,6% về giá trị so với cùng kỳ. 4 thị trường trọng điểm, gồm Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc, duy chỉ có Trung Quốc giảm nhập khẩu, 3 nước còn lại đều tăng mạnh. Đặc biệt, Indonesia tăng gần 79% về lượng và 2,33 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu
Dự án cầu 110 trên QL14 đã thi công được khoảng 88% khối lượng công trình, nhưng chưa thể hoàn thành do không được bàn giao mặt bằng thi công đường đầu cầu (nguồn: internet)

Chậm tiến độ hơn 6 năm, nhận 14 văn bản từ Bộ GTVT, vẫn chưa có mặt bằng làm cầu 110 trên QL 14

Bộ GTVT cho biết đã 14 lần gửi công văn cho tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea H’leo nhưng đơn vị thị công vẫn không có mặt bằng triển khai dự án cầu 110 trên QL.14. Mặc dù dự án này đã chậm tiến độ hơn 6 năm.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải: Việc triển khai các tuyến cao tốc thực hiện theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng” Công ty của huyền thoại đầu tư Warren Buffett bán ra lượng lớn cổ phiếu Apple
Ảnh minh họa

Tôm Việt Nam trước cơ hội cạnh tranh công bằng với các thị trường khác khi xuất vào Mỹ

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 818,359 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Top 3 thị trường đơn lẻ lớn lần lượt là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, đáng chú ý, giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ đều tăng riêng Nhật Bản giảm.

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA
Ảnh sự kiện

Trung Quốc - Asean Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam

Với chủ đề “Đẹp không biên giới, hợp tác đôi bên cùng có lợi” sự kiện “Kết nối giao thương ngành làm đẹp Trung Quốc - Asean Beauty business Matching” vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc gặp gỡ, trao đổi và thiết lập mối quan hệ hợp tác mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới.

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm Việt Nam, giảm nhập từ Ecuador
Ảnh minh họa

Giá cà phê đột ngột giảm mạnh và mất mốc 100.000 đồng/kg

Sau khi tăng mạnh và đạt đỉnh ở mức 134.400 đồng/kg tại Đắk Nông vào ngày 30/4, qua ngày 1/5 giá cà phê đột ngột giảm mạnh suốt tuần qua đến ngày hôm nay (6/5) đã chính thức rời khỏi mốc 100.000 đồng/kg.

Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay

Ngày 4/5, giá tiêu chính thức đạt mốc 100.000 đồng/kg. Trong bối cảnh giá trong nước liên tục tăng đẩy giá tiêu xuất khẩu tăng theo, tính chung trong 4 tháng đầu năm, giá tiêu xuất khẩu tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo, thời gian tới giá hồ tiêu tiếp tục tăng giúp mặt hàng này có thể cán mốc xuất khẩu 1 tỷ USD.

Giá hạt tiêu đang tiến về mốc 100.000 đồng/kg, xuất khẩu kỳ vọng ở thị trường Trung Quốc
Ảnh minh họa

Sự bội tín trong thương mại và điều kiện thanh khoản làm khó doanh nghiệp ngành hàng cà phê

Giá cà phê tăng mạnh khiến ngành hàng này đã bộc lộ 2 yếu điểm lớn, đó là sự "bội tín" trong giao dịch và ở lĩnh vực tài chính. Điều này gây bất lợi lớn nhất vì đây là thời điểm thu hoạch rộ cà phê doanh nghiệp rất cần tiền để mua hàng.

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam
Ảnh minh họa

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực

Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, tổng lượng gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt 7,6 triệu tấn, theo đó 6 tháng đầu năm khoảng 4,38 triệu tấn, 6 tháng cuối năm khoảng 3,22 triệu tấn. Như vậy, lượng xuất khẩu gạo năm nay sẽ gần bằng năm 2023.

Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước 3 tháng đầu năm 2024, Bulog mở 3 lần thầu mua gạo, mua 1,1 triệu tấn gạo
CPI tháng 4 tăng 0,07% so với tháng trước. Ảnh: Int

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4 tăng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) phát hành sáng 29/4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,81% cùng kỳ.

CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước Nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 3,98% so với cùng kỳ
Các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu sang Mỹ năm 2024 đạt kỷ lục mới. (Ảnh: Int)

Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 22,38 tỷ USD trong quý 1/2024

Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Mỹ triển vọng sáng hơn khi có nhiều yếu tố thuận lợi như tỷ giá hối đoái chênh lệch thuận lợi cho xuất khẩu, nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Mỹ tiếp tục lớn...

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sắn cho ngành chế biến thực phẩm

Mặc dù xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2024, nhưng hiện nay có nhiều nhà máy đã nghỉ hoạt động do nguồn nguyên liệu về không đều. Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu tháng 4/2024 khiến nhu cầu sản phẩm từ sắn cho ngành thực phẩm chế biến trực tiếp từ sắn đang giảm dần.

Giá sắn tươi cao, khách mua trả giá bột sắn thấp khiến đầu ra khó khăn
Ảnh minh họa

Việt Nam đang là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam đang là nguồn cung đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Do năng lực sản xuất và xuất khẩu ngày càng lớn, đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, phòng vệ thương mại của thị trường này.

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA

Quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Kỳ vọng đà tăng trưởng này vẫn duy trì trong quý II/2024 khi tồn kho tại các thị trường giảm, tín hiệu thị trường đã có phần sáng hơn. Tuy nhiên, tại thị trường Hàn Quốc lại có xu hướng ngược lại.

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm

Giá cà phê trong nước ngày 23/4 tăng thêm 1.000 đồng/kg và đang giao dịch quanh mốc 126.000-128.000 đồng/kg, sau khi tăng rất mạnh từ 1.700 – 2.800 đồng lên mức kỷ lục. Tính chung cả tuần vừa qua, giá nội địa đã tăng hơn 10%. Đà tăng của cà phê có thể tiếp diễn trong tuần này, bởi nguồn cung từ Việt Nam đang thấp, trong khi triển vọng vụ mùa tới tiếp tục xấu đi do thời tiết khô hạn.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Quang cảnh hội thảo

“Chìa khóa” vàng cho cây sầu riêng Tây Nguyên

Cây sầu riêng trên cả nước nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, tuy nhiên quy trình canh tác và chăm sóc cũng vô cùng phức tạp. Ngoài quy trình kỹ thuật chuẩn mực thì việc sử dụng phân bón hiệu quả là điều kiện để cây sầu riêng cho sản lượng và chất lượng tốt nhất.

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn