Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt

Tỷ trọng tôm chế biến bảo quản xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU đang có xu hướng tăng và trội hơn so với tôm nguyên liệu, cho thấy tôm Việt Nam đang phát huy được thế mạnh của mình và đang có hướng đi đúng.

Tôm sú - ảnh minh họa
Tôm sú - ảnh minh họa

Mỹ và Trung Quốc là 2 thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu thế giới

Hiện nay 5 nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới lần lượt là: Ecuador, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia; những quốc gia này chiếm khoảng 74% sản lượng toàn cầu vào năm 2023 (ước khoảng 4,1 triệu tấn). Các nhà sản xuất quan trọng khác ở châu Á bao gồm: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Myanmar và các nước khác đóng góp khoảng 840.000 tấn. Dự báo năm 2024 sẽ tăng khoảng 4,8%. Sản lượng tôm của hai nước lớn là Ecuador và Ấn Độ vẫn dư thừa để đáp ứng nhu cầu toàn cầu trong năm 2024.

Năm 2023, nhập khẩu tôm vào Trung Quốc vượt 1 triệu tấn, trong đó Ecuador chiếm 70%, tương đương 697.102 tấn, tăng 23% so với năm trước đó. Xuất khẩu tôm Ecuador sang Mỹ trong năm 2023 tăng mạnh so với các năm trước đó.

Năm 2022, thị trường tôm Mỹ đã đạt điểm bão hòa nhưng năm 2023 xuất khẩu tôm Ecuador vào Mỹ vẫn tiếp tục tăng ngay cả khi giá bán trung bình giảm mạnh.

Những tháng đầu năm 2024, trước khó khăn ở thị trường Mỹ, Ecuador tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Nhật Bản. Để phát triển thị trường tôm tại đây, nước này đã trở lại tham gia các triển lãm thương mại như FOODEX và hợp tác với Mitsui & Co. Seafoods của Nhật Bản. Công ty này cho biết sẽ tập trung vào việc bán tôm Ecuador trong thị trường nội địa Nhật Bản.

Năm 2023, Mỹ nhập khẩu hơn 463 triệu pound tôm thịt từ Ấn Độ, trị giá khoảng 1,6 tỷ USD. Nhập khẩu từ Ấn Độ chiếm 56% tổng khối lượng nhập khẩu tôm thịt của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.

Trong đó, Mỹ chiếm từ 26-30% giá trị nhập khẩu tôm, Trung Quốc chiếm từ 16-22%. Hiện 2 thị trường này đang phải “gánh” phần lớn số tôm dư thừa của các nước sản xuất lớn, nhất là Ấn Độ và Ecuador, gây ra cạnh tranh dữ dội không chỉ giữa các nước xuất khẩu tôm và cả với các nhà sản xuất và kinh doanh tôm nội địa.

Quảng cáo

Phản ứng của Mỹ và Trung Quốc đối với các nguồn cung tôm chính Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam

Trước tình hình này, Mỹ và Trung Quốc liên tục có những động thái phản ứng nhằm bảo hộ ngành tôm nội địa, siết chặt nhập khẩu. Cụ thể, Mỹ có động thái điều tra thuế chống trợ cấp (CVD) từ các nguồn cung tôm chính là Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam và đã công bố thuế CVD sơ bộ đối với tôm của 3 nước.

Ngày 25/3, SSA - cơ quan đại diện cho ngành tôm nội địa Hoa Kỳ, gửi thư đến Cục Lao động Quốc tế của Bộ Lao động Hoa Kỳ, yêu cầu đưa tôm Ấn Độ vào Danh sách năm 2024 của Bộ Lao động Hoa Kỳ gồm các sản phẩm được sản xuất bởi lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức.

Trung Quốc - thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Ecuador – cũng cảnh báo và tăng cường kiểm soát ATTP đối với tôm nhập khẩu từ Ecuador. Tháng đầu năm nay, tôm Ecuador bị “soi” tại Trung Quốc sau khi blogger Wang Hai - vốn được mệnh danh là chuyên gia chống hàng giả, đã “vạch trần” tôm Ecuador được bán trên nền tảng thương mại có chứa chất bảo quản vượt mức cho phép.

Mô hình nuôi và xuất khẩu tôm sú và tôm lúa có thể là một hướng tốt trong bối cảnh hiện nay

TS. Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch HĐQT FIMEX VN cho biết, kết quả hoạt động ngành tôm trong quý I/2024 tuy có tín hiệu lạc quan, kim ngạch xuất khẩu tăng 20% so cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tín hiệu này chưa nói lên được điều gì trong bối cảnh chung đầy bất trắc như nêu trên. Tất cả đều trông chờ vào thiện chí của việc xây dựng chuỗi giá trị con tôm an toàn và bền vững hơn.

“Thật ra thiện chí đã có nhưng khó khăn khách quan lại quá lớn. Vậy ngoài thiện chí, các bên liên quan không thể chần chừ, không ỷ lại, mà phải nhanh chóng tự cứu mình, phải thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết để cùng nhau vượt qua khúc quanh đầy cam go này”, ông Lực nói.

Theo bà Phùng Thị Kim Thu - Chuyên gia thị trường ngành Tôm VASEP, tỷ trọng tôm chế biến bảo quản xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU đang có xu hướng tăng và trội hơn so với tôm nguyên liệu, cho thấy tôm Việt Nam đang phát huy được thế mạnh của mình và đang có hướng đi đúng. Việt Nam nên tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tôm chế biến sâu để thu về giá trị tốt hơn, chấp nhận xuất khẩu sản lượng thấp nhưng giảm được nguy cơ bị áp các biện pháp phòng vệ thương mại tại thị trường Mỹ.

Từ đầu năm 2023, nhiều bà con đã chuyển từ nuôi tôm thẻ sang nuôi sú hoặc nuôi cả tôm thẻ và sú, đặc biệt đầu tư hơn cho mô hình nuôi và xuất khẩu tôm sú và tôm lúa cũng có thể là một hướng tốt trong bối cảnh hiện nay.

“Đầu tư cho mô hình nuôi và xuất khẩu tôm sú và tôm lúa có thể là một hướng tốt trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, phân khúc nào cũng sẽ có cạnh tranh. Do vậy, tôm sú hay tôm lúa thì cũng cần đầu tư về chất lượng để thể hiện được sự nổi trội và thế mạnh của tôm Việt: Size cỡ lớn, màu tôm đẹp mắt, thịt tôm ngon, chắc… để thu hút khách hàng”, bà Thu nói.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Tài khoản chứng khoán mở mới sụt giảm

Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 106.580 tài khoản trong tháng 6/2024, thấp hơn 25.000 tài khoản so với mức tăng của tháng 5 trước đó. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến cuối tháng 6

Việt Nam có hơn 7,2 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân sau năm 2023 Tài khoản chứng khoán giảm mạnh tháng thứ 2 liên tiếp, công ty chứng khoán tiếp tục đóng hàng trăm nghìn tài khoản

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến khá trầm lắng trong ngày hôm qua (4/7) khi nhiều mặt hàng đóng cửa nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ. Phần lớn các mặt hàng còn lại biến động giằng co tuy nhiên lực mu

Thị trường hàng hoá vẫn trên đà suy yếu Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

Kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, chính phủ phải tìm cách 'hãm phanh'

Giới chức Nga đang lo ngại một quả bong bóng bất động sản đang bị thổi phồng trên thị trường tài chính nước này. Do đó, chính phủ sẽ quyết định rút lại một chương trình trợ cấp quy mô lớn.

Nhiều yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2024 Lạm phát được kiểm soát, phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Nhiều yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2024

Sự phục hồi nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ là các yếu tố hỗ trợ cho triển vọng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2024.

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới dự kiến giảm tốc trong 2 năm vì một lý do 1 loại củ giá rẻ bán đầy chợ Việt đang làm "điêu đứng" nền kinh tế quốc gia lớn thứ 5 thế giới, giá tăng 165% chỉ trong một năm qua

Cục Hàng không yêu cầu các hãng bay bổ sung tàu bay, có chính sách ưu đãi về giá vé

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện, không gây nhầm lẫn cho hành khách trong khi mua vé.

Người dân không còn "đi du lịch bằng mọi giá", cổ phiếu các hãng hàng không sẽ ra sao? Hãng hàng không nào bay đúng giờ nhất 11 tháng năm 2023?

Giá dầu nối dài đà tăng do căng thẳng Trung Đông gia tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 24 – 30/6, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá trái chiều ở 4 nhóm mặt hàng, nhưng lực bán áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,06% x

Giá dầu suy yếu, chỉ số giá hàng hoá rời mức đỉnh hơn một năm Thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng đẩy giá cao su tự nhiên tăng cao

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, ước đạt 6,93%

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%.

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 GDP danh nghĩa của Trung Quốc được dự báo sẽ ngang bằng với Mỹ trong 2024 và vượt qua trong thập kỷ tới

Thị trường ngày 29/6: Giá dầu giảm nhẹ, đồng, quặng sắt tăng, lúa mì giảm 16% trong tháng

Phiên cuối tuần, giá dầu giảm nhẹ nhưng tính chung cả tháng tăng 6%, lạm phát của Mỹ hạ nhiệt khiến vàng thay đổi ít, đồng tăng. Lúa mì giảm 16% trong tháng.

Thị trường rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 30 điểm phiên đầu tuần Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

18 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á

Tạp chí Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á - The Southeast Asia 500 năm 2024, trong đó có 18 ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được xếp hạng cao nhất trong 18 ngân hàng

Điểm tên những nhóm ngành có khả năng tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong quý II/2024 Loạt công ty vừa nhận quyết định xử phạt của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Thông tin lạm phát Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến giá vàng tuần này