Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng

2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Top 5 thị trường xuất khẩu hàng đầu có 2 thị trường giảm là EU và Hàn Quốc, 3 thị trường nhóm đầu là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản đều đạt mức tăng trưởng tốt, đặc biệt thị trường

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng

Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 3 con số

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm trong tháng 2/2024 giảm 11%, đạt 173 triệu USD do trùng với Tết Nguyên đán, nhưng nhờ tăng trưởng mạnh trong tháng 1, nên lũy kế 2 tháng đầu năm tăng. Top 5 thị trường xuất khẩu tôm lớn của Việt Nam, gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc.

Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần lượt 143% và 26% so với cùng kỳ.

Trong tháng đầu năm nay, giá trung bình xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ, Anh, Hàn Quốc ghi nhận tăng trong khi giá xuất khẩu sang Trung Quốc, EU, Nhật Bản giảm.

Bà Phùng Thị Kim Thu, Chuyên gia thị trường ngành Tôm VASEP cho biết, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc trong tháng 2/2024 tăng 76% đạt 39 triệu USD. Đây là thị trường duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính ghi nhận tăng trưởng dương trong tháng 2 năm nay. Lũy kế 2 tháng đầu năm cho thấy, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc tăng 143% đạt 81,453 triệu USD, tăng 143,1% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ lệ 19,6%.

“Tháng đầu tiên của năm nay, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm để đáp ứng nhu cầu Tết Nguyên đán, nhưng lại giảm nhập khẩu từ Ecuador - nguồn cung tôm lớn nhất của Trung Quốc, nên họ tăng cường nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Tại thị trường Trung Quốc, tôm Việt Nam phải cạnh tranh về giá so với các nguồn cung đối thủ, tuy nhiên nhiều nhà mua hàng ở Trung Quốc đánh giá tôm Việt Nam có chất lượng cao hơn Ecuador, Ấn Độ nên đã chấp nhận mức giá cao hơn”, bà Kim Thu nói.

Năm 2023, Trung Quốc nhập 1 triệu tấn tôm, cho thấy dung lượng lớn của thị trường có lợi thế địa lý gần này. Doanh nghiệp Việt Nam cũng có chiến lược tập trung bán vào Trung Quốc những mặt hàng tôm mà các nước cung ứng tôm khác không thể đáp ứng. Dự báo, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc sẽ vẫn tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm nay.

Quảng cáo

Tôm Việt Nam được đánh giá có triển vọng hơn các đối thủ tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 2 năm nay đạt 31 triệu USD, giảm 9%. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 72,13 triệu USD, tăng 26%, chiếm tỷ lệ 17,4%. Do trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 1/2024 giảm nhẹ. Giá trung bình xuất khẩu tôm sang Mỹ sau khi chạm đáy vào tháng 11/2023, đã có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm nay.

Theo nhận định của chuyên gia ngành tôm, doanh số bán thủy sản tươi sống và đông lạnh của Mỹ dự báo sẽ ổn định trong năm 2024, sau khi gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 do lạm phát, người dân thắt chặt chi tiêu. So với một số nguồn cung tôm chính tại Mỹ là Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc thì Việt Nam được đánh giá có triển vọng hơn, nhất là khi quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam sang Mỹ. Mỹ cũng đang có chính sách tăng cường mua hàng từ các nước, giảm phụ thuộc quá nhiều vào hàng Trung Quốc.

Việt Nam vẫn giữ vững là nguồn cung tôm thứ tư của Mỹ (sau Ấn Độ, Ecuador và Indonesia nhưng đứng trước Thái Lan). Tháng 1/2024, Việt Nam xuất khẩu 3.688 tấn tôm sang xứ cờ hoa, mang về 35,7 triệu USD, giảm 5% về lượng và 12% về giá trị. Giá trung bình đạt 4,46 USD/lb, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước và 2% so với tháng 12/2023

Bên cạnh đó, triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ 2024 diễn ra từ ngày 10-12/3 có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn từ Việt Nam sang Mỹ, cũng hứa hẹn nhiều triển vọng cho xuất khẩu tôm sang thị trường này. Khó khăn, thách thức cho ngành vẫn hiện hữu như dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn đáng lo ngại, nhu cầu thị trường vẫn yếu và chưa có sự phục hồi rõ nét như thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Đứng thứ ba là Nhật Bản, lũy kế 2 tháng đầu năm xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 60 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tỷ lệ 14,5%

Khối thị trường EU đứng thứ tư với kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng qua đạt 49 triệu USD, so với cùng kỳ giảm 4,4%, chiếm tỷ lệ 11,8%.

Thị trường Hàn Quốc đứng thứ năm, với kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm nay đạt 40 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 14%, chiếm tỷ lệ 9,6%.

“Xuất khẩu tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng trong năm nay. Để đạt được mong muốn này, ngành tôm xác định tập trung cho khâu nuôi để nâng sức cạnh tranh và đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng (lợi thế của tôm Việt Nam), cùng với sự sát cánh của chính phủ, các bộ, ngành”, bà Kim Thu cho biết.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Lợi nhuận toàn thị trường quý III/2024 dự báo tăng 19,5%, điểm sáng là bán lẻ và năng lượng

Trong khi lợi nhuận quý III/2024 của nhóm bán lẻ và năng lượng được dự báo duy trì tăng trưởng trên 300% so với cùng kỳ thì nhóm bất động sản và dầu khí có thể chứng kiến lợi nhuận "đi lùi" lần lượt là -3% và -11%.

Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất kể từ đầu năm 2023 HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5%

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5%

Với niềm tin những khả năng tích cực tiềm tàng có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra, HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%.

GDP(PPP) Việt Nam được dự báo sắp vượt Úc, Ba Lan… tiến vào top 20 lớn nhất thế giới thì GDP bình quân (PPP) lọt top mấy? Bão Yagi làm thiệt hại hơn 40.000 tỷ đồng, vì sao một CTCK vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP?

Định giá đất là "nút thắt" lớn nhất để gỡ vướng cho các dự án BT

Những vướng mắc trong công tác định giá đất được đánh giá là vấn đề đặt ra lớn nhất khi Bộ KHĐT đề xuất tái khởi động các dự án đầu tư mới theo hình thức BT

Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025 Chuyên gia nói gì về bảng giá đất của Tp.HCM, ai là người “chịu trận”?

Tác động của các tuyến Metro đã vận hành lên giá bất động sản tại Hà Nội như thế nào?

Chuyên gia Savills đánh giá, tuyến metro sẽ góp phần làm tăng giá trị của bất động sản dọc lộ trình của nó; quan trọng hơn, hệ thống metro giúp nâng cao đáng kể đời sống xã hội của người dân Thủ đô.

Nhà trong ngõ Hà Nội hình thành mặt bằng giá mới, căn nhà 5,5 tỷ đã tăng lên 6,5 tỷ đồng

Chuyên gia HSBC: Cùng với Ấn Độ, Việt Nam đang củng cố vị thế là nguồn lực sản xuất bổ sung thay Trung Quốc

Mexico, Việt Nam và Ấn Độ đang củng cố vị thế như những nguồn lực sản xuất bổ sung thay thế cho Trung Quốc, đặc biệt là sản xuất hàng hóa. Họ đang chứng kiến nhiều công ty chuyển phân khúc chuỗi cung ứng sang thị trường của mình, theo chuyên gia từ HSBC.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC và Leader Energy công bố khoản vay 593 tỷ đồng hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Các “ông lớn” bất động sản quyết định mức giá của thị trường

Dữ liệu nghiên cứu của VARS chỉ ra, giá nhà ở đang liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở ngưỡng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân. Trong khi đó, các chủ đầu tư lớn sẽ tiếp tục quyết định mức giá của thị trường, theo hướng cao h

Điểm tên 5 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng pháp lý hoàn toàn Đã đến lúc dùng công cụ thuế để khắc chế đầu cơ, thổi giá bất động sản