Doanh nghiệp ngành gạo kêu khó tiếp cận vốn tín dụng nhất là nguồn vốn lưu động

Với giá lúa hiện nay khoảng 8.500 đồng/kg, tăng khá nhiều so với thời điểm cuối năm 2022 là cơ sở để người nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung đầu tư cho vụ Thu Đông 2023.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đang ở mức 643 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan khoảng 13 USD/tấn. Giá lúa, gạo tăng cao được xem là cơ hội tốt để ngành lúa gạo đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu để thêm thu nhập và mang ngoại tệ về cho đất nước.

Kế hoạch xuống giống vụ Thu Đông ban đầu là 650.000 ha, tuy nhiên Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã khuyến khích các địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long tăng diện tích xuống giống vụ Thu Đông thêm 50.000 ha nâng diện tích vụ Thu Đông lên 700.000 ha. Theo tính toán, nếu tăng thêm 50.000 ha, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thêm khoảng 300.000 tấn lúa phục vụ xuất khẩu.

Thiếu vốn sản xuất, nông dân đang bán lúa non

Theo Cục Trồng trọt, các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo sạ 420 ngàn ha/700 ngàn ha diện tích kế hoạch, và đã thu hoạch được 11 ngàn ha.

Mặc dù diện tích vụ Thu Đông 2023 ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa xuống giống xong, nhưng ở một số địa phương đang xuất hiện tình trạng thương lái đặt cọc thu mua lúa non, có nhiều nông dân nhận thấy mức giá có lợi, cùng với việc cần vốn sản xuất nên bà con đã chốt giá bán.

cay-dam-6811.jpg
Nông dân tỉnh An Giang cấy lúa - Ảnh minh họa

Một nhà phân tích thị trường lúa gạo cho biết, suốt thời gian qua ngành nông nghiệp nhất là nông dân trồng lúa và doanh nghiệp kinh doanh ngành lúa gạo luôn trong tình trạng “đói” vốn tín dụng, và trong điều kiện tăng diện tích họ lại cần vốn hơn bao giờ hết. Chính vì thiếu vốn nên doanh nghiệp không có hàng tồn kho, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán.

Quảng cáo

Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, nếu tình trạng bán “lúa non” diễn ra phổ biến thì người nông dân sẽ chịu rủi ro khi giá lúa hiện đang biến động khó lường. Do vậy, bây giờ là thời điểm Ngân hàng Nhà nước cần có nhiều chính sách về tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh nông sản, trong đó có lúa gạo. Bởi thiếu vốn là căn bệnh “kinh niên” của nông dân, nên người nông dân đành mua vật tư nông nghiệp chờ đến thu hoạch lúa trả tiền và chịu để chủ cửa hàng tính % và bây giờ là bán lúa non.

Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng thực hiện hợp đồng

Trong văn bản vừa gửi Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lệnh cấm xuất khẩu gạo ngày 20/7/2023 của Ấn Độ, tiếp theo là lệnh dừng xuất khẩu gạo của một số nước khiến nhu cầu mặt hàng lương thực thiết yếu này tăng cao, đẩy giá gạo tăng mạnh so với thời điểm trước, đã tác động lớn đến thương mại gạo thế giới. Việt Nam đã tận dụng cơ hội khai thác thị trường, nâng cao hiệu quả cho nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp một số khó khăn.

Do giá cả biến động tăng quá nhanh dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ nông dân, thương lái (hàng xáo) đến nhà máy xay xát và doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý chờ giá, hợp đồng liên kết bị phá vỡ, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký.

Do vậy, “vốn tín dụng” đang là vấn đề được các thương nhân quan tâm nhất hiện nay, khi hầu hết đều đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn lưu động. Trong khi đó, thương mại lúa gạo trong những năm gần đây có nhiều biến động, hạn mức tín dụng thấp làm tiến độ thu mua của thương nhân bị ảnh hưởng, thiếu hẳn nguồn vốn mua lúa gạo dự trữ, gối đầu làm giảm hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh.

Tình hình sản xuất và thương mại gạo thế giới trong thời gian tới dự báo nhiều biến động, rủi ro do chính sách xuất nhập khẩu gạo của một số nước, diễn biến bất thường của khí hậu thời tiết và vấn đề an ninh lương thực quốc gia được đưa lên hàng đầu.

VFA kiến nghị Chính phủ một số giải pháp, trong đó nổi bật là đề nghị bổ sung cơ chế quy định giá sàn xuất khẩu gạo. Bởi theo VFA, nhằm đảm bảo hiệu quả cho nông dân sản xuất lúa, đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thương nhân xuất khẩu gạo, đặc biệt giữa các thương nhân đã đầu tư cơ sở sản xuất theo Nghị định 109 và các thương nhân thuê kho theo Nghị định 107.

Về tài chính, tín dụng, VFA kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét có các cơ chế hỗ trợ về vốn cho các thương nhân nhằm tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thu mua lúa gạo, đảm bảo nguồn tồn kho dự trữ lưu thông.

“Để góp phần đảm bảo chất lượng lúa gạo đầu ra đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với vật tư nông nghiệp đầu vào. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường gạo thế giới, qua đó góp phần thực hiện được mục tiêu “nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững””, Chủ tịch VFA nói.

Theo Lao động & Công đoàn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%