Lần đầu tiên trong lịch sử dự thầu Bulog, không một doanh nghiệp Việt Nam nào thắng thầu, điều gì đang xảy ra?

Tiếp sau động thái bỏ giá trần gạo nội địa của Chính phủ Philippines, và việc Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) thông báo mở thầu nhập khẩu gạo 500.000 tấn gạo 5% tấm khiến thị trường gạo xuất khẩu trở nên “nhộn nhịp” hơn trong các tháng cuối năm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong thư mời ngày 6/10, Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) ra thông báo mời thầu nhập khẩu 500 ngàn tấm gạo loại 5% tấm. Trong đó, Bulog sẽ mua 200.000 tấn gạo từ Pakistan và 300.000 tấn gạo từ các nước: Thái Lan, Việt Nam và Myanmar. Thời gian giao hàng hạn chót là ngày 25/12/2023.

Nhận định về gói thầu Bulog, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc công ty TNHH Việt Hưng cho biết, sau khi Philippines áp trần giá gạo và đánh thuế gạo nhập khẩu thì giá gạo xuất khẩu Việt Nam có giảm đôi chút, nhưng sau đó họ bỏ áp trần giá nên giá gạo Việt Nam có tăng nhẹ, và bây giờ thêm gói thầu Bulog, 2 yếu tố này cộng lại sẽ làm giá gạo Việt Nam tăng vọt, nhưng hiện nay nguồn cung gạo trong nước đã cạn phải chờ thu hoạch vụ Thu Đông. Tuy nhiên, chắc chắn một điều là giá gạo sẽ tăng lên như lúc này thì không một ai dám bán ra.

“Lúc này chắc cũng không có doanh nghiệp nào dám bán gạo, vì muốn bán phải có tồn kho mới bán, với diễn biến này chắc chắn giá gạo Việt Nam sẽ khó giảm, ngược lại có thể sẽ tăng thêm. Nhưng nếu tăng cao quá thì các nước khác sẽ giành lấy hết cơ hội bán gạo của Việt Nam, vì Bulog gọi thầu nhiều nước, không riêng Việt Nam”, ông Đôn nói.

Nhiều yếu tố tác động lên giá gạo

Đồng quan điểm ông Đôn, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại dịch vụ Phước Thành 4 cho biết, thời gian qua có nhiều yếu tố tác động làm giá gạo trong nước tăng, như việc Philippines bỏ trần giá gạo, và phần nhiều doanh nghiệp bắt đầu mua đón đầu thị trường đẩy giá gạo tăng lên từ 500-700 đồng/kg. Trong khi đó khu vực miền Trung đã thu hoạch xong, nguồn hàng tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc bắt đầu cạn kiệt, nên lúa Thu Đông chủ yếu tiêu dùng nội địa, và các doanh nghiệp đang có nhu cầu mua vào đẩy giá gạo tăng lên.

Mặt khác, có một số doanh nghiệp đang thiếu hàng giao các hợp đồng đã ký nên tranh thủ mua vào, tuy nhiên mức tăng sẽ không nhiều, có lẽ vài ngày nữa cũng dừng lại nếu tăng lên quá cao các nhà nhập khẩu sẽ quay sang mua gạo của Thái Lan, Pakistan và Myanmar.

Thời điểm gạo chưa tăng giá, gạo Việt Nam chào bán 650-655 USD/tấn đã khó bán, giờ tăng giá phải chào bán giá 670-680 USD/tấn (đối với gạo OM 18, DT 8) lại càng khó bán hơn.

Trước đó, do áp trần giá gạo thương nhân Philippines không chịu nhận hàng nên lượng hàng đã mua còn tồn đọng lại rất nhiều, bây giờ bỏ trần giá gạo họ đẩy mạnh nhận hàng và doanh nghiệp Việt Nam đang giao hàng rất nhiều, đây cũng là yếu tố đẩy giá gạo Việt Nam tăng lên.

Quảng cáo

“Giá gạo 5% tấm loại thường của Việt Nam dao động khoảng 615-620 USD/tấn, nhưng Việt Nam lại không có hàng, vì các giống lúa làm gạo này hầu như nông dân đã bỏ gần hết, khiến thị trường đang khan hiếm, đã có trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng bán gạo 5% tấm thường nhưng do không mua được phải giao loại gạo 5% tấm giống OM 5451 giá từ 650-660 USD/tấn. Thường ký một hợp đồng bán gạo chỉ lãi khoảng 10 USD/tấn nhưng nay phải lỗ tới 30 USD tấn”, ông Thành nói.

Khi hỏi về gói thầu của 300.000 tấn gạo của Bulog dành cho Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, Giám đốc Phước Thành 4 cho biết công ty không tham gia chờ có chân hàng rồi mới tính tiếp, cùng với đó là Bulog ấn định thời gian giao hàng quá gấp gáp khó đáp ứng. Trong khi Việt Nam đã cạn nguồn cung và vụ Thu Đông chủ yếu dành nhu cầu phục vụ trong nước là chính.

“Phần lớn doanh nghiệp cạn hàng trong kho, sản lượng vụ Thu Đông lại rất ít, do hầu hết nông dân chuyển làm lúa hai vụ. Hiện các tỉnh miền Trung đã thu hoạch xong cách đây một tháng, nguồn hàng tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc bắt đầu cạn kiệt, nên lúa Thu Đông chủ yếu để tiêu dùng nội địa, và các doanh nghiệp đang có nhu cầu mua vào đẩy giá gạo tăng lên”, ông Thành nói.

Thông tin sơ bộ về gói thầu Bulog

Gói thầu Bulog kết thúc vào ngày 09/10/2023, dự kiến, kết quả chính thức sẽ được công bố vào ngày 11/10/2023, tuy nhiên một số doanh nghiệp Việt Nam dự thầu cho biết, thầu 500 ngàn tấn gạo Bulog có kết quả như sau:

Thái Lan thắng 120 – 200 ngàn tấn, giá dao động từ 635 – 648 USD/tấn (giá CFR) giao hàng tại cảng Jakarta. Myanmar thắng 20 - 100 ngàn tấn gạo, giá trúng thầu 630 USD/tấn (giá CFR), giao hàng tại cảng Jakarta.

Pakistan được Indonesia ưu ái dành riêng gói thầu 200 ngàn tấn gạo nhưng chỉ thắng 80 ngàn tấn, với mức giá 620 USD/tấn (giá CFR), giao hàng tại cảng Jakarta.

“Điều đặc biệt là lần đầu tiên không một doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu gạo Bulog, có thể do giá gạo Việt Nam đang rất cao so với các nước được gọi thầu Thái Lan và Myanmar. Điều này dẫn đến nguy cơ Việt Nam có thể mất khách hàng truyền thống này nếu gạo cứ duy trì mức giá như hiện nay. Song, vấn đề đáng nói là giá gạo tăng cao nhưng lợi nhuận không thuộc về người nông dân mà lại rơi vào túi giới đầu cơ”, doanh nghiệp dự thầu nói.

Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 9/2023 xuất khẩu gạo sang Indonesia đạt 884.177 tấn gạo, trị giá 462,606 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2022 tăng 17,66 lần về lượng và tăng gần 19 lần về giá trị.

Quyền Bộ trưởng Nông nghiệp Arief Prasetyo Adi (Indonesia) cho biết hôm thứ Hai (09/10), do hạn hán ảnh hưởng đến thu hoạch trong nước nên Indonesia sẽ nhập khẩu thêm 1,5 triệu tấn gạo vào năm 2023. Hạn ngạch bổ sung này dựa trên hạn ngạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo cho năm 2023 và thêm 300.000 tấn chuyển tiếp từ kế hoạch nhập khẩu năm ngoái.

“Trong số 1,5 triệu tấn bổ sung, đến nay Indonesia đã mua 600.000 tấn từ Thái Lan và Việt Nam, dự kiến giao hàng vào cuối năm nay”, ông Arief Prasetyo Adi nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%