Nhà mua gạo lớn nhất của Việt Nam áp giá trần bắt buộc lên mặt hàng gạo

Ngày 31/8/2023, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr ký Sắc lệnh số 39 về việc “áp dụng giá trần bắt buộc đối với mặt hàng gạo”. Philippines là nhà mua gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần 40%.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sắc lệnh “áp dụng giá trần bắt buộc đối với mặt hàng gạo” của Chính phủ Philippines nêu rõ: Hiện giá gạo bán lẻ trong nước tăng vọt đã gây ra căng thẳng kinh tế đáng kể cho người dân Philippines, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình này, điều quan trọng và cấp bách là phải đảm bảo rằng các nhu cầu cơ bản không chỉ đủ mà còn phải có giá cả hợp lý và dễ tiếp cận đối với mọi người dân Philippines.

Theo khuyến nghị của các cơ quan chuyên môn, để giải quyết tình trạng này cần thiết áp dụng mức trần giá bắt buộc đối với mặt hàng gạo trên toàn quốc.

Cụ thể, giá trần đối với gạo xay xát thông thường là 41 peso/kg (tương đương khoảng 0,72 USD), giá gạo xay xát kỹ được đặt ở mức 45 peso/kg (0,79 USD). Mức giá trần này có hiệu lực ngay sau khi được đăng trên Công báo hoặc trên một tờ báo phát hành rộng rãi; hiệu lực sẽ kéo dài cho đến khi được Tổng thống Philippines dỡ bỏ.

Cục Hải quan Philippines (BOC) có nhiệm vụ tăng cường kiểm tra và đột kích các kho gạo đang diễn ra để chống tích trữ và nhập khẩu gạo bất hợp pháp trong nước, tịch thu gạo nhập lậu theo quy định của pháp luật. Các cơ quan liên quan có nhiệm vụ chia sẻ các thông tin như: Kiểm kê kho gạo, danh sách các nhà nhập khẩu gạo được công nhận và vị trí các kho gạo…

Các cơ quan chức năng Philippines cảnh báo: Hành vi thao túng giá bất hợp pháp khá phổ biến, chẳng hạn như tích trữ của các thương nhân cơ hội và thông đồng giữa các tập đoàn trong ngành. Bên cạnh đó là các tác động từ xung đột Nga - Ukraine, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, giá dầu khó dự đoán trên thị trường thế giới… đã khiến giá bán lẻ của mặt hàng gạo tăng đến mức đáng báo động.

Có khả năng làm chậm giao hàng của doanh nghiệp Việt Nam

Philippines – quốc gia nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới và là thị trường nhập khẩu gạo truyền thống lớn nhất của Việt Nam trong suốt thời gian qua. Việc “áp dụng giá trần bắt buộc đối với mặt hàng gạo” của Philippines có thể ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận gạo giữa doanh nghiệp Việt Nam với thương nhân Philippines trong thời gian tới.

“Khi Công văn của Chính phủ Philippines áp trần giá bán lẻ gạo nội địa có hiệu lực. Điều này khả năng làm chậm giao hàng của doanh nghiệp Việt Nam cũng như các giao dịch gạo đi thị trường Philippines”, một chuyên gia phân tích thị trường gạo nói.

Theo số liệu tổng hợp từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 15/8/2023, cả nước đã xuất khẩu được 456.768 tấn gạo, trị giá 155,060 triệu USD, giảm 9,89% về số lượng nhưng tăng 30,81% về trị giá so với cùng kỳ. Lũy kế, xuất khẩu gạo đến ngày 15/8/2023 đạt 5,351 triệu tấn, trị giá 2,883 tỷ USD, tăng 22,12% về số lượng và tăng 34,84% về giá trị so với cùng kỳ. Ba thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là: Philippines, Trung Quốc và Indonesia.

Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu sang Philippines đến 2,156 triệu tấn gạo, chiếm 40,30% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Nhằm chuẩn bị đối phó với hiện tượng El Nino, Chính phủ Philippines đã tăng mạnh lượng gạo nhập khẩu trong năm nay. Khoảng 2 tuần trước, giới chức Philippines cho biết lượng gạo tồn trong kho dự trữ của nước này tương đương 45 ngày, ít hơn so với tiêu chuẩn 60 ngày. Giá gạo thế giới tăng cao khiến việc nhập khẩu thêm khó khăn.

Phil áp trần giá gạo.jpg
Sắc lệnh số 39 về việc “áp dụng giá trần bắt buộc đối với mặt hàng gạo

VFA đề nghị bổ sung cơ chế quy định giá sàn xuất khẩu gạo

Trước đó, ngày 25/8, Chủ tịch VFA đã có Công văn số 167/CV/HHLTVN gửi Văn phòng Chính phủ, nội dung nhấn mạnh do ảnh hưởng lệnh cấm xuất khẩu gạo ngày 20/7/2023 của Ấn Độ, tiếp theo là lệnh dừng xuất khẩu gạo của một số nước khiến nhu cầu cho mặt hàng gạo khan hiếm, đẩy giá tăng mạnh so với thời điểm trước, đã tác động lớn đến thương mại gạo toàn cầu.

Việt Nam đã tận dụng cơ hội khai thác thị trường, nâng cao hiệu quả cho nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đã gặp một số khó khăn do giá lúa, gạo biến động tăng quá nhanh, dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Dự báo, hoạt động sản xuất và thương mại gạo thế giới chứa đựng nhiều biến động, rủi ro do diễn biến bất thường của khí hậu thời tiết, chính sách xuất nhập khẩu gạo của một số nước, và vấn đề an ninh lương thực quốc gia được đưa lên hàng đầu.

Nhằm đảm bảo hiệu quả cho người trồng lúa, đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thương nhân xuất khẩu gạo, đặc biệt giữa các thương nhân đã đầu tư cơ sở sản xuất theo Nghị định 109 và các thương nhân thuê kho theo Nghị định 107, Chủ tịch VFA đề nghị Chính phủ bổ sung cơ chế quy định giá sàn xuất khẩu gạo.

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
Kinh tế ngành
Ngân hàng Nhà nước đã hút gần 30 nghìn tỷ đồng khỏi hệ thống trong 3 ngày qua.

“Ngân hàng Nhà nước hút tiền về không đồng nghĩa với đảo chiều chính sách tiền tệ”

Chuyên gia cho rằng, động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống và là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương, và không đồng nghĩa với việc thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ.

Kinh tế ngành
Philippines làm nhiều cách để hạ giá gạo trong nước, dự kiến mua gạo lại từ tháng 10

Philippines làm nhiều cách để hạ giá gạo trong nước, dự kiến mua gạo lại từ tháng 10

Những động thái gần đây của Chính phủ Philippines như áp giá trần gạo, đẩy mạnh kiểm tra các kho gạo, nếu tồn kho vượt giá trị 1 triệu peso/kho sẽ bị phạt nặng hoặc xử phạt tù chung thân… là một trong những yếu tố khiến thương nhân Philippines ngưng nhập khẩu đã làm giá gạo xuất khẩu hạ nhiệt.

Kinh tế ngành
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại họp báo - Ảnh: Hoàng Hà

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Các động lực tăng trưởng suy giảm, cần khơi thông nút thắt, tạo động lực mới

Ủy ban Kinh tế đánh giá các động lực tăng trưởng suy giảm; thị trường tiền tệ, tài chính, bất động sản tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn;... đang gây áp lực lớn cho khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và giai đoạn 2021-2025.

Theo dõi trên Youtube Chia sẻ qua Zalo