Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chủ lực đã lấy lại sự cân bằng

Trong tháng 9/2023, một số sản phẩm thủy sản chủ lực đã lấy lại sự cân bằng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm và cá ngừ đều đạt mức tương đương với tháng 9/2022, và xu hướng sụt giảm xuất khẩu sẽ không còn khi các nhà nhập khẩu tăng mua, chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu trong mùa lễ, tết cuối năm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhà máy chế biến cá tra - Ảnh minh họa
Nhà máy chế biến cá tra - Ảnh minh họa

Xuất khẩu thủy sản đã có những gam màu sáng hơn

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9/2023 đạt hơn 814 triệu USD, giảm 5,2% so với tháng trước. Lũy kế, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 9 tháng đạt 6,602 tỷ USD, giảm 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá tổng thể về xuất khẩu thủy sản trong các tháng qua, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tháng 9, một số sản phẩm thủy sản chủ lực đã lấy lại sự cân bằng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, xuất khẩu tôm và cá ngừ trong tháng 9 đều đạt mức tương đương với tháng 9/2022. Tính đến hết tháng 9/2023, xuất khẩu tôm đạt 2,55 tỷ USD, vẫn thấp hơn 25% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu trong những tháng gần đây có dấu hiệu hồi phục so với những tháng trước.

Đáng chú ý là sự hồi phục của mặt hàng cá tra với mức tăng trưởng dương 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu các sản phẩm khác như mực, bạch tuộc, cua – ghẹ, nhuyễn thể có vỏ vẫn thấp hơn cùng kỳ, nhưng mức giảm chỉ từ 6-12%.

Để chuẩn bị nguồn hàng cho mùa lễ hội cuối năm, hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc bắt đầu gia tăng nhu cầu và xuất khẩu sang 2 cường quốc này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Một số thị trường chính trong khối CPTPP như: Nhật Bản, Australia, Canada cũng đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Tới cuối tháng 9/2023, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu cá tra đang có xu hướng hồi phục dần ở các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Hà Lan và Anh… Xuất khẩu cá ngừ cũng có chiều hướng cải thiện, với doanh số tháng 9 bằng cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, sụt giảm liên tục giai đoạn đầu năm khiến lũy kế 9 tháng xuất khẩu cá ngừ vẫn giảm 23%, đạt 623 triệu USD.

Đến hết tháng 9/2023, xuất khẩu thủy sản sang top 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD. Trong đó, Mỹ vẫn giữ vị thế số 1 với gần 1,2 tỷ USD, thấp hơn 33% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đạt 1,15 tỷ USD, giảm 15%, trong khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt gần 1,1 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng trong tháng 9, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, Trung Quốc, EU đều hồi phục, tăng từ 4-17% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu sang Nhật Bản ít nhiều có xáo trộn trong tháng 9, do vậy vẫn thấp hơn 15% so với tháng 9/2022.

“Thị trường đang có dấu hiệu tốt dần lên, đặc biệt trong quý IV/2023, khi các nước nhập khẩu tăng mua chuẩn bị nguồn hàng cho mùa lễ, hội cuối năm. Do vậy, nếu không có biến động khác và nguồn nguyên liệu không bị sụt giảm mạnh thì có thể xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ mang về doanh số khoảng 9,2 – 9,3 tỷ USD”, bà Lê Hằng nói.

Lợi thế địa lý, thủy sản Việt Nam có thể giành thị phần cao hơn tại Trung Quốc

Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay đạt hơn 1,014 tỷ USD, giảm 16,39% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi xuất khẩu thủy sản giảm mạnh thì xuất khẩu thủy sản tươi sống sang thị trường này lại tăng mạnh.

Bà Lê Hằng cho biết, tuy Việt Nam chỉ chiếm thị phần rất khiêm tốn, 0,2% tổng khối lượng nhập khẩu thủy sản tươi/sống của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay, nhưng so với cùng kỳ năm 2022, lượng nhập khẩu tăng đột phá 446% và giá trung bình cũng tăng 184%.

Thủy sản sống của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là cá cảnh, cá mú, tôm hùm, tôm sú… Thượng Hải, Quảng Đông, Vân Nam là 3 tỉnh nhập khẩu nhiều nhất thủy sản tươi/sống, chiếm lần lượt 39%, 16% và 11% tổng khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm.

Trừ giai đoạn bị hạn chế do dịch COVID, Trung Quốc luôn là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn và tiềm năng vì dân số lớn, thu nhập bình quân đầu người gia tăng. Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần trong 40 năm: Từ 5 kg năm 1980 lên 14,4 kg năm 1993, 37,9 kg năm 2013 và 54kg năm 2020. Nhu cầu hải sản tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trung bình người dân mua hải sản 3 –4 lần/tháng, riêng tại Thượng Hải người dân mua thủy sản trung bình 11 lần/tháng, tức là họ chi khoảng 30% chi phí thực phẩm để mua thủy sản.

Những chỉ số trên cho thấy, trong thời gian tới, chắc chắn Trung Quốc sẽ là thị trường mục tiêu của nhiều nước xuất khẩu thủy sản trong đó có Việt Nam. Cạnh tranh tại thị trường này sẽ ngày càng nóng, nhưng với lợi thế địa lý, thủy sản Việt Nam có thể giành thị phần cao hơn bằng phân khúc thủy sản tươi/sống/ướp lạnh cho tiêu thụ nội địa của Trung Quốc, đồng thời cũng cần đa dạng hóa dạng sản phẩm chế biến cho xu hướng tiêu thụ mới của giới trẻ hiện đại ở Trung Quốc.

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Họp báo Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo

Sáng ngày 1/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức buổi Họp báo giới thiệu về Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.

Giá gạo toàn cầu khó hạ nhiệt trước năm 2025, khiến giá gạo Việt Nam đứng vững ở mức cao Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Giá gạo toàn cầu khó hạ nhiệt trước năm 2025, khiến giá gạo Việt Nam đứng vững ở mức cao

Giá gạo toàn cầu khó hạ nhiệt trước năm 2025, khiến giá gạo Việt Nam đứng vững ở mức cao

Theo báo cáo mới nhất về “Triển vọng Hàng hóa Toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới (WB), giá gạo toàn cầu dự kiến ​​sẽ không giảm đáng kể trước năm 2025, do các biện pháp hạn chế xuất khẩu từ các nước sản xuất lớn, bao gồm Ấn Độ và mối đe dọa hiện tại từ EI Nino.

Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo Lợi thế độc quyền xuất khẩu gạo thơm nhẹ của Việt Nam có thể bị mất vào tay Thái Lan
8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá kéo CPI tháng 11 tăng 0,25% so với tháng trước

8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá kéo CPI tháng 11 tăng 0,25% so với tháng trước

Giá dịch vụ y tế, học phí tại một số địa phương tăng kết hợp với giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 3,45% so với cùng kỳ năm 2022.

CPI tháng 10 tăng 3,59% so với cùng kỳ năm trước CPI 9 tháng tăng 3,16% so với cùng kỳ, "yên tâm" có thể kiểm soát lạm phát theo mục tiêu
Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã kiến nghị Bộ Công Thương bổ sung quy định “các doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo” vào Nghị định sửa đổi Nghị định 107 mà Bộ này đang lấy ý kiến.

Lợi thế độc quyền xuất khẩu gạo thơm nhẹ của Việt Nam có thể bị mất vào tay Thái Lan Giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc đang rẻ hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
Thương nhân Thái Lan đang chào bán gạo Hom Puang được trồng từ giống lúa OM 5451 của Việt Nam

Lợi thế độc quyền xuất khẩu gạo thơm nhẹ của Việt Nam có thể bị mất vào tay Thái Lan

Hơn một tháng nay, các thương nhân Thái Lan chào bán ra thị trường các chủng loại gạo được cho là lợi thế độc quyền của Việt Nam như DT 8, OM 5451 và Jasmines 85. Điều này dẫn đến cạnh tranh phân khúc gạo thơm nhẹ giữa Thái Lan và Việt Nam càng trở nên gay gắt, nguy cơ mất thị trường vào tay doanh nghiệp Thái Lan đang hiện hữu.

Giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc đang rẻ hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Giải pháp ngăn tối đa thất thoát sau thu hoạch lúa gạo
Giải pháp thu hút nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Giải pháp thu hút nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Việc chuyển đổi năng lượng để giảm phát thải nhà kính trong sản xuất nếu thực hiện chậm sẽ có thể ảnh hưởng đến mục tiêu thu hút FDI vào Việt Nam khi tiêu chuẩn sản xuất toàn cầu ngày càng được gia tăng.

Nguyên nhân phía sau làn sóng hạ giá bán ô tô điện trên quy mô toàn cầu Giá điện tăng thêm 4,5%, lợi nhuận nhóm thép, xi măng có thể giảm hơn 20%
Ảnh minh họa

HoREA: Các ngân hàng không hạ chuẩn nhưng nên “nới một chút” điều kiện vay vốn bất động sản

HoREA cho rằng rất cần thiết phải đổi mới cách hiểu và vận dụng thực hiện của các ngân hàng thương mại theo hướng không hạ chuẩn nhưng cần nới một chút các điều kiện vay vốn để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại, người mua nhà, nhà đầu tư được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn trong tình hình thị trường bất động sản vẫn còn đang rất khó khăn hiện nay.

Hàng chục doanh nghiệp bất động sản bị Bình Định nhắc tên vì nợ thuế
Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm

Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm

Giá bán cà phê của người nông dân đã tăng 20 lần so với năm 2001, trong khi giá cà phê xuất khẩu đã tăng hơn 10 lần. Hiện, cây cà phê đang bị cạnh tranh bởi ba loại cây là tiêu, bơ và sầu riêng, nhưng đối tượng cạnh tranh chính là sầu riêng.

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 đạt mức cao kỷ lục, đạt 4,08 tỷ USD Nhu cầu tăng đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng gần 10%
Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250 ngàn tấn

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm

Việt Nam đã xuất khẩu hết sản lượng hạt tiêu thu hoạch trong năm 2023, một phần xuất khẩu được lấy đi từ lượng nhập khẩu cũng như tồn kho từ năm trước, nên lượng tồn kho 2023 chuyển sang 2024 sẽ thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, trong khi đó, sản lượng tiêu năm 2024 được cho là thấp hơn năm 2023.

Nông dân sẽ lợi hơn nếu khách ngoại chưa mua, chờ Việt Nam vào vụ thu hoạch tiêu Nguồn cung nội địa cạn kiệt kéo giảm lượng tiêu xuất khẩu trong các tháng cuối năm
Hội nghị “Tổng kết niên vụ cà phê 2022-2023, và phương hướng nhiệm vụ 2023-2024”

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 đạt mức cao kỷ lục, đạt 4,08 tỷ USD

Kết thúc niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê đạt 1,66 triệu tấn, giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022, nhưng kim ngạch đạt 4,08 tỷ USD, tăng 3,4% nhờ giá bán tăng cao. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến nay.

Nhu cầu tăng đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng gần 10% Nâng cao vai trò của phụ nữ trong toàn chuỗi cung ứng nông sản
Tọa đàm và hội nghị Tri ân khách hàng do TCSG tổ chức tại tỉnh Bình Dương

Hệ thống logistics của Tân Cảng Sài Gòn là điểm cộng thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương

Bên cạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, … của tỉnh Bình Dương thì hệ thống logistics của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) chính là điểm cộng góp phần thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước về với tỉnh này.

Tân Cảng Sài Gòn “bắt tay” cảng Phnompenh phát triển logistics tuyến Việt Nam – Campuchia Logistics sẽ trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực kinh tế mạnh
Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo

“Dư địa giảm lãi suất không còn, giữ mức hiện nay trong năm 2024 đã là tích cực”

Theo chuyên gia, nhà điều hành muốn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng hoàn toàn có thể đảo chiều khi chịu áp lực hai yếu tố là tỷ giá và lạm phát.

MSVN: FDI và đầu tư công cùng hướng mốc 20 tỷ USD nhưng đầu tư tư nhân vẫn "im ắng" VDSC: “Trợ lực nhóm cổ phiếu VIC giải tỏa tâm lý tiêu cực trên thị trường”
MSVN: FDI và đầu tư công cùng hướng mốc 20 tỷ USD nhưng đầu tư tư nhân vẫn "im ắng"

MSVN: FDI và đầu tư công cùng hướng mốc 20 tỷ USD nhưng đầu tư tư nhân vẫn "im ắng"

Vốn FDI thực hiện trong 10 tháng đầu năm 2023 đạt 18 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm; đầu tư công đạt 19 tỷ USD. Nhưng đầu tư khu vực tư nhân vẫn trầm lắng, tăng 2,3% trong 9 tháng đầu năm và chỉ bằng 1/6 tốc độ tăng trưởng của năm ngoái.

Sầu riêng giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ cán đích trước 2 năm so với mục tiêu Tốc độ tăng GDP 2023 không đạt, Thủ tướng lý giải nguyên nhân và giải pháp
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc đạt xấp xỉ 2,5 tỷ USD

Sầu riêng giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ cán đích trước 2 năm so với mục tiêu

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 là 4 tỷ USD, năm 2024 đạt 4,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 5 tỷ USD. Tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt khoảng 650-700 triệu USD, luỹ kế 10 tháng đạt 4,9 tỷ USD. Dự báo, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt từ 5,5-5,8 tỷ USD.

Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng", vì sao? Giá dầu sụt mạnh sau thông tin kinh tế mới từ Trung Quốc
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Việt Nam trở lại danh sách giám sát về ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong thời gian qua, tại các cuộc làm việc song phương với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam.

Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối Việt Nam có quy mô kinh tế số tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
Các khách mời chia sẻ tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần xác định “thời điểm vàng” để ký hợp đồng

Doanh nghiệp Việt Nam cần nhận định các nguồn thông tin của các nước để đưa ra “thời điểm vàng” ký hợp đồng.

Hơn 200 khách mời tham dự hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam" Sắp diễn ra hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”
Đông đảo các khách mời tham quan và tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ mà các doanh nghiệp mang đến hội thảo.

Kết nối giá trị chuỗi trong lĩnh vực lúa gạo tại Cần Thơ

Trong khuôn khổ hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam” sáng 3/11, các doanh nghiệp trong ngành cung ứng và xuất khẩu lúa, lưu tồn và bảo quản lúa gạo, đại diện ngân hàng đã mang đến những sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới để giới thiệu với các khách mời tham dự hội thảo.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần xác định “thời điểm vàng” để ký hợp đồng Hơn 200 khách mời tham dự hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam"