Sắp có Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các địa phương, doanh nghiệp để xây dựng Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu theo chỉ đạo của Chính phủ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tháng 10/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái có cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các ban ngành để bàn về việc xây dựng một Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của các bộ, cơ quan, Phó Thủ tướng yêu cầu thống nhất các nội dung liên quan đến công thức giá, điều hành giá, tính toán các khoản định mức trong giá cơ sở, quản lý, sử dụng giám sát quỹ bình ổn giá và việc phân công nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan liên quan.

Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xây dựng Nghị định mới thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện tại, trình Chính phủ trong quý II.

Mới đây, Bộ Công Thương đã có công văn đề nghị các Sở Công Thương rà soát, có ý kiến đánh giá những mặt được, những mặt tồn tại của các quy định hiện hành tại các Nghị định về kinh doanh xăng dầu. Từ đó, góp ý, đề xuất nội dung mới nhằm xây dựng Nghị định mới trong lĩnh vực này.

Như vậy, Nghị định 80 sửa đổi, bổ sung 2 Nghị định 83 và 95 về kinh doanh xăng dầu vừa được ban hành cách đây hơn 2 tháng cũng sẽ được xem xét để thay thế.

Một chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu cho biết, trước đó, sửa Nghị định 83 mất hơn hai năm, chuẩn bị tương đối kĩ càng và thận trọng, để có được Nghị định 95. Nhưng sau 1 năm lại tiếp tục phải sửa để có Nghị định 80 do thị trường xăng dầu có biến động bất thường. Nghị định 80 vừa ra đời được vài tháng nhưng vẫn phải sửa do còn nhiều bất cập.

TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, còn nhiều vấn đề phải bàn khi sửa các Nghị định về kinh doanh xăng dầu. Theo ông, việc sửa Nghị định hoặc xây dựng Nghị định mới phải trên cơ sở kế thừa vì các quy định cũ vẫn có tác dụng nhất định, không phải tất cả đều lạc hậu.

Vị chuyên gia cũng lưu ý một số vấn đề cần làm rõ trong Nghị định mới như phương thức giao dịch xăng dầu, cần giảm bớt các khâu trung gian. Nội dung này cũng được ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công Ty TNHH MTV Bội Ngọc (Trà Vinh) đề xuất khi góp ý về xây dựng Nghị định mới.

Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ ra rằng, Bộ Công Thương quy định thương nhân phân phối xăng dầu được mua bán với nhau, dẫn đến nhiều hành vi mua bán xăng dầu trái quy định, hệ thống kinh doanh xăng dầu bị phá vỡ; "biến" thương nhân đầu mối thành thương nhân phân phối.

Ngoài làm tăng chi phí lưu thông, việc thương nhân đầu mối mua bán với nhau và thương nhân phân phối mua bán xăng dầu với nhau sẽ tạo ra tầng nấc trung gian, dẫn đến việc hưởng chiết khấu chênh lệch giá.

Theo Giám đốc Công ty Bội Ngọc, để giảm các bước trung gian cần quy định doanh nghiệp đầu mối, phân phối và bán lẻ không được mua bán qua lại với nhau. Ông dẫn ví dụ cùng một lượng xăng dầu qua tay mua bán nhiều lần sẽ khiến chi phí bán buôn tăng lên, chiếm hết phần chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp bán lẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đại lý, cửa hàng bán lẻ bị lỗ, dừng bán gây gián đoạn nguồn cung cho thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, an ninh năng lượng, phát triển kinh tế.

Ngoài ra, đại diện doanh nghiệp này đề nghị doanh nghiệp đầu mối phải thành lập doanh nghiệp bán lẻ riêng, hạch toán độc lập để có báo cáo tài chính, chi phí, lãi lỗ riêng nhằm phản ánh đúng tình hình kinh doanh và tài chính của khâu bán lẻ.

Theo ông, việc phân chia không rõ ràng đã tạo ra bất công bằng các khâu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu mối chiếm đoạt phần chi phí định mức, dẫn đến chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ có lúc về 0 đồng. “Bộ Tài chính phải tính lại chi phí định mức rõ ràng ở các khâu, trong đó có chi phí định mức của doanh nghiệp bán lẻ. Phần chi phí này là cần thiết để doanh nghiệp trang trải cho hoạt động khi tham gia thị trường mà Nghị định trước đây quy định không rõ ràng”, ông Tây góp ý.

Khi xây dựng Nghị định mới, một số chuyên gia cũng đặc biệt nhấn mạnh tới công tác điều hành giá của mặt hàng xăng dầu, trong đó có quan điểm tự do hoá giá cả, để thị trường quyết định cung cầu, doanh nghiệp được định giá bán lẻ. Tuy nhiên, để xăng dầu theo cơ chế thị trường, chuyên gia lưu ý khâu kiểm tra, kiểm toán. Theo đó, Nhà nước phải định kỳ kiểm tra doanh nghiệp đầu mối về tính giá thành, các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ để giá cả đúng thực chất.

Đại diện một doanh nghiệp xăng dầu khác cũng đề xuất đưa thời gian điều chỉnh giá về tần suất hai tuần một lần để phù hợp với chu kỳ kinh doanh, bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để tránh doanh nghiệp chiếm dụng vốn và sinh ra nhiều vi phạm tiêu cực trong quản lý tài chính, sửa quy định về xuất hoá đơn điện tử sau từng lần…

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Ảnh minh họa

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực

Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, tổng lượng gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt 7,6 triệu tấn, theo đó 6 tháng đầu năm khoảng 4,38 triệu tấn, 6 tháng cuối năm khoảng 3,22 triệu tấn. Như vậy, lượng xuất khẩu gạo năm nay sẽ gần bằng năm 2023.

Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước 3 tháng đầu năm 2024, Bulog mở 3 lần thầu mua gạo, mua 1,1 triệu tấn gạo
CPI tháng 4 tăng 0,07% so với tháng trước. Ảnh: Int

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4 tăng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) phát hành sáng 29/4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,81% cùng kỳ.

CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước Nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 3,98% so với cùng kỳ
Các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu sang Mỹ năm 2024 đạt kỷ lục mới. (Ảnh: Int)

Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 22,38 tỷ USD trong quý 1/2024

Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Mỹ triển vọng sáng hơn khi có nhiều yếu tố thuận lợi như tỷ giá hối đoái chênh lệch thuận lợi cho xuất khẩu, nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Mỹ tiếp tục lớn...

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sắn cho ngành chế biến thực phẩm

Mặc dù xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2024, nhưng hiện nay có nhiều nhà máy đã nghỉ hoạt động do nguồn nguyên liệu về không đều. Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu tháng 4/2024 khiến nhu cầu sản phẩm từ sắn cho ngành thực phẩm chế biến trực tiếp từ sắn đang giảm dần.

Giá sắn tươi cao, khách mua trả giá bột sắn thấp khiến đầu ra khó khăn
Ảnh minh họa

Việt Nam đang là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam đang là nguồn cung đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Do năng lực sản xuất và xuất khẩu ngày càng lớn, đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, phòng vệ thương mại của thị trường này.

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA

Quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Kỳ vọng đà tăng trưởng này vẫn duy trì trong quý II/2024 khi tồn kho tại các thị trường giảm, tín hiệu thị trường đã có phần sáng hơn. Tuy nhiên, tại thị trường Hàn Quốc lại có xu hướng ngược lại.

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm

Giá cà phê trong nước ngày 23/4 tăng thêm 1.000 đồng/kg và đang giao dịch quanh mốc 126.000-128.000 đồng/kg, sau khi tăng rất mạnh từ 1.700 – 2.800 đồng lên mức kỷ lục. Tính chung cả tuần vừa qua, giá nội địa đã tăng hơn 10%. Đà tăng của cà phê có thể tiếp diễn trong tuần này, bởi nguồn cung từ Việt Nam đang thấp, trong khi triển vọng vụ mùa tới tiếp tục xấu đi do thời tiết khô hạn.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Quang cảnh hội thảo

“Chìa khóa” vàng cho cây sầu riêng Tây Nguyên

Cây sầu riêng trên cả nước nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, tuy nhiên quy trình canh tác và chăm sóc cũng vô cùng phức tạp. Ngoài quy trình kỹ thuật chuẩn mực thì việc sử dụng phân bón hiệu quả là điều kiện để cây sầu riêng cho sản lượng và chất lượng tốt nhất.

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn
Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển dịch năng lượng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và sự chung tay góp sức của toàn xã hội, thay vì mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ, chuyên gia nhận định.

Công ty năng lượng của doanh nhân Nguyễn Hồ Nam báo lỗ hơn 152 tỷ đồng Công ty năng lượng của ông Nguyễn Hồ Nam đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch VOCA tại họp báo

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên

Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm toàn cầu không ngừng phát triển, sự kiện giao thương ngành làm đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên.

Đại chiến mỹ phẩm Trung Quốc: Khi các thương hiệu Châu Âu thèm khát thị trường 1,4 tỷ dân
Ảnh minh họa

Liên tục phá bỏ các đỉnh giá, giá hạt tiêu sắp cán mốc 100.000 đồng/kg

Liên tục phá bỏ các đỉnh giá đã xác lập trước đó, giá hạt tiêu trong nước tiếp tục đi lên và sau 4 phiên liên tiếp tăng giá, vào ngày 22/4, tại các khu vực trồng trọng điểm giá hạt tiêu lập đỉnh mới với 96.500 – 98.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu đang tiến về mốc 100.000 đồng/kg, xuất khẩu kỳ vọng ở thị trường Trung Quốc
Tôm sú - ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt

Tỷ trọng tôm chế biến bảo quản xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU đang có xu hướng tăng và trội hơn so với tôm nguyên liệu, cho thấy tôm Việt Nam đang phát huy được thế mạnh của mình và đang có hướng đi đúng.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng Xuất khẩu tôm có nhiều triển vọng tại thị trường Nhật Bản
Ảnh minh họa

Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam

Bên cạnh những biến động giá khó lường, ngành cà phê đang chật vật với hạn hán nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Hiệp hội cà phê – Ca cao Việt Nam dự báo sản lượng niên vụ 2024 - 2025 sẽ giảm 15%, đặt ngành hàng này trước nguy cơ mất vị trị số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta trên toàn cầu.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Ảnh minh họa

Gạo Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan tại thị trường Philippines

Ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines đạt hơn 1 triệu tấn, giúp Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam. Song, mới đây Chính phủ Thái Lan cho biết quyết tâm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang nước này, khiến gạo Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan tại “Xứ sở vạn đảo”.

Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước Thương nhân Philippines tranh thủ mua gạo Việt Nam khi vụ Đông Xuân sắp kết thúc
Ảnh minh họa

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt

Theo Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR), Ủy ban châu Âu (EC) sẽ cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Thời hạn để thực thi EUDR đối với doanh nghiệp có quy mô lớn là tháng 12/2024, đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là tháng 6/2025.

Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm
Quang cảnh hội nghị

Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến

Trước tình trạng giá cà phê tăng mạnh và tăng liên tục, gây rủi ro cao cho doanh nghiệp thu mua hàng xuất khẩu, ngày 11/4, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Mở rộng ngành hàng cà phê lần thứ I, để có những định hướng, giải pháp và đề nghị cụ thể trong 6 tháng cuối năm niên vụ 2023-2024 và những năm tiếp theo.

Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 đạt mức cao kỷ lục, đạt 4,08 tỷ USD
Ảnh minh họa

Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024

Với khối lượng gạo nhập khẩu hơn 1 triệu tấn trong 3 tháng đầu năm nay, Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam, bỏ xa thị trường lớn thứ hai Indonesia (226.161 tấn) đến hơn 785.000 tấn gạo. Trong khi đó, Trung Quốc lùi lại vị trí thứ tư sau nhiều năm luôn đứng thứ hai sau Philippines.

Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước
Ảnh minh họa

Nghị định thư sầu riêng đông lạnh được phê duyệt sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I/2024 ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sầu riêng tiếp tục là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất vào Trung Quốc.

Căng thẳng logistics tạo lợi thế để rau quả Việt Nam tăng xuất khẩu sang Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỷ USD trong năm 2023