Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ đón tàu hàng quốc tế và phát lệnh làm hàng đầu Xuân tại cảng Quốc tế Tân cảng - Cái Mép

“TCSG phải tham gia phát triển các cảng biển để kết nối các cảng thuỷ nội địa với các cảng quốc tế lớn của nước ta; phải hỗ trợ các địa phương nơi có cảng biển của đơn vị phát triển logistics tốt hơn, góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tra

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức phát lệnh làm hàng đầu xuân tại cảng TCIT
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức phát lệnh làm hàng đầu xuân tại cảng TCIT

Chiều 13/2 (mùng 4 tết), tại Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã dự Lễ đón tàu quốc tế và phát lệnh làm hàng đầu năm tại cảng Quốc tế Tân cảng - Cái Mép (TCIT), thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG).

Vận tải biển là một nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Trung ương giao cho TCSG

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2023 trong thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, trong đó có TCSG.

thu-tuong-phat-bieu-7089-3926.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, xác định vận tải biển là một nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Trung ương đã giao cho ngành Giao thông vận tải, trong đó có TCSG.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về hạ tầng giao thông, vì vậy TCSG phải tham gia phát triển các cảng biển để kết nối các cảng thuỷ nội địa với các cảng quốc tế lớn của nước ta; phải hỗ trợ các địa phương nơi có cảng biển của đơn vị phát triển logistics tốt hơn, góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam, nhất là nông sản.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu TCSG phải góp phần hiện đại hoá các cảng biển và cảng thuỷ nội địa; phải xanh hoá, chuyển đổi số cảng, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để xây dựng các bến cảng thông minh, góp phần kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.

Quảng cáo

Về vận tải hàng hoá, Việt Nam có quan hệ xuất, nhập khẩu với hơn 60 thị trường lớn trên thế giới theo các Hiệp định FTA, vì vậy, khối lượng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu rất lớn, do đó đơn vị phải góp phần bảo đảm hàng hoá thông suốt, làm lợi cho hàng hoá Việt Nam, làm lợi cho người dân Việt Nam; xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao, không những cho đơn vị mà cho các đơn vị khác; nâng cao năng lực, sức chiến đấu của các đơn vị thành viên; tích cực tham gia chống tiêu cực, tham nhũng, phải xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, kiểu mẫu. Thủ tướng lưu ý TCSG khai thác tối đa điều kiện thiên nhiên trên cơ sở bền vững, hiệu quả, bảo vệ môi trường…

6-6-316-2353.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho cán bộ, công nhân viên, người lao động đang sản xuất tại cảng TCIT

Phát lệnh làm hàng đầu xuân tại cảng Quốc tế Tân cảng - Cái Mép

Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã thực hiện nghi thức phát lệnh làm hàng đầu xuân tại cảng Quốc tế Tân cảng - Cái Mép (TCIT). Container đầu tiên được xếp dỡ lên tàu One Aquila với sức chở 14.052 Teu, khai thác kết nối Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ tặng quà chúc mừng năm mới cho cán bộ, công nhân viên, người lao động đang sản xuất tại cảng TCIT.

Cụm Cảng Tân Cảng - Cái Mép nằm gần ngã ba sông Thị Vải-Cái Mép, cách trạm hoa tiêu Vũng Tàu 18 hải lý, luồng chạy tàu có độ sâu âm 15,5 mét, độ sâu khu vực bến cảng âm 16,8 mét. Hiện TCSG đang quản lý và khai thác 3 cảng gồm: Cảng TCIT, cảng Tân cảng - Cái Mép Thị Vải (TCTT) và cảng Tân cảng - Cái Mép (TCCT) với diện tích bãi 108 ha và gần 1.500 mét cầu bến. Cụm cảng này có khả năng tiếp nhận cùng lúc 3 tàu mẹ sức chở 14.000 Teu, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp. Cụm cảng đã và đang đáp ứng nhu cầu của khách hàng cùng các hãng tàu lớn trên thế giới. Toàn cụm cảng có sản lượng thông qua chiếm gần 60% tại khu vực Cái Mép - Thị Vải.

dai-ta-nguyen-nang-toan-phat-bieu-6692-8239.jpg
Đại tá Nguyễn Năng Toàn phát biểu tại buổi lễ

Cụm cảng Tân cảng - Cái Mép là cửa ngõ quốc gia và điểm trung chuyển rất thuận lợi cho hàng hoá giao thương trực tiếp giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là các thị trường xuất nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Góp phần quan trọng vào việc kết nối và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế của cả nước.

Năm 2023, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng TCSG đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Sản lượng container xuất nhập khẩu thông qua các cảng trong hệ thống đạt 9,75 triệu Teu, tương đương gần 140 triệu tấn hàng hóa, tăng trưởng gần 1% (chiếm 56,8% cả nước, 89,5% thị phần khu vực TP. Hồ Chí Minh). Xếp thứ 16 trong nhóm 20 cụm cảng container có sản lượng thông qua lớn nhất thế giới. Riêng cụm Cảng Tân Cảng - Cái Mép ghi nhận sự tăng trưởng 10% với sản lượng thông qua đạt hơn 2,7 triệu Teu, chiếm 53,2% thị phần sản lượng thông qua cụm Cảng container nước sâu Cái Mép - Thị Vải.

Sau 15 năm hình thành và phát triển TCIT đã trở thành cảng container nước sâu có sản lượng thông qua lớn nhất Việt Nam, là cảng container có sản lượng thông qua lớn thứ 2 sau cảng Tân Cảng - Cát Lái và giữ vị trí số 1 tại khu vực cụm cảng Cái Mép - Thị Vải với gần 50% thị phần kể từ khi hoạt động đến nay. TCIT đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành cảng biển Việt Nam và vươn ra thế giới. TCIT đã đón hơn 5.000 lượt tàu mẹ thuộc hơn 60 tuyến dịch vụ quốc tế của gần 30 hãng tàu trên toàn thế giới, với tổng sản lượng thông qua gần 18 triệu TEU.

Năm 2020, cảng TCIT đã vinh dự đạt giải thưởng “Cảng xanh” của Hội đồng Mạng lưới Dịch vụ Cảng APEC (APSN), là cảng thứ 2 của Việt Nam sau cảng Tân cảng - Cát Lái nhận được danh hiệu này. Qua đó góp phần nâng tầm vị thế cảng biển Việt Nam trên bản đồ thế giới khi vấn đề “xanh hóa” ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các chính quyền cảng thế giới.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Áp lực tỷ giá kéo chân thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường. Đóng cửa, chỉ số

Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá USD chạm mốc cao nhất 2 tuần, hàng hoá nguyên liệu quay đầu giảm

HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên 6,5%

Với sự phục hồi đã bắt đầu lan rộng ra ngoài phạm vi thương mại điện tử, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 6,5% (trước đây: 6%) và giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 6,5%.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng cao, một mặt hàng duy nhất tăng đến 3 con số

Nửa đầu tháng 7, xuất khẩu nhóm hàng nông sản mang về 898 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hạt tiêu là mặt hàng có mức tăng về giá xuất khẩu cao nhất, tăng 55% so với cùng năm trước, từ 3.686 USD/tấn lên 5.727 USD/tấn. Đây cũng là m

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm

6 tháng, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, đạt hơn 60% dự toán

Số liệu từ Kho bạc Nhà nước (KBNN), tính đến hết ngày 30/6, lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong cân đối đạt 1.027.173 tỷ đồng, bằng 60,39% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 150.972 tỷ đồng về giá trị, tăng 6,33% về tỷ lệ thực hiện.

Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đạt 898,4 nghìn tỷ đồng 5 tháng, thu ngân sách nhà nước tăng gần 15%, kinh tế đang phục hồi tích cực

Kim loại quý đỏ lửa, giá dầu khởi sắc

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 17/7, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Nhiều mặt hàng nhóm nông sản và năng lượng giá tăng tích cực trong khi nhóm kim loại, nguyên liệu công nghiệp lại suy yếu. Lực bán chi

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá

Triển vọng ngành Ngân hàng nửa cuối năm 2024

Với triển vọng tín dụng tăng tốc khi thị trường bất động sản tiếp đà phục hồi, cùng với đó là mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế, giới chuyên môn dự báo hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng nửa cuối năm 2024 sẽ được cải

Tại sao các Ngân hàng "dồn dập" phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2? Các ngân hàng Singapore sẽ loại bỏ dần xác thực bằng OTP

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc gây áp lực lên giá dầu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ chiếm áp đảo trong ngày giao dịch hôm qua (15/7). Trong đó, chỉ số hàng hóa nhóm nông sản giảm mạnh nhất, đóng vai trò dẫn dắt xu hướng toàn thị trường. Thêm vào đó, toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng giá

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá

Thị trường bất động sản “nhen nhóm” tín hiệu phục hồi tích cực

Căn hộ vẫn là phân khúc chủ đạo, “chiếm sóng" thanh khoản thị trường bất động sản. Phân khúc thấp tầng, đất nền cũng bắt đầu “nhen nhóm" các tín hiệu phục hồi tích cực khi một số dự án, chủ yếu ở khu vực miền Trung trở ra, ghi nhận kết quả mở bán, giao dị

6 động lực cho thị trường bất động sản từ 1/8/2024 "Sức khoẻ" thị trường bất động sản Việt Nam tốt hơn thị trường Trung Quốc?

Gần 70% doanh nghiệp EuroCham lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2024, đưa ra góc nhìn đa chiều về bối cảnh kinh tế của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể bị Mỹ vượt mặt vì một thách thức mà cả Nhật và Đức đều gặp phải Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Đề xuất điện mặt trời dư thừa bán cho EVN giá 671 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất trước mắt tạm áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600-700 đồng một kWh, cụ thể ở 671 đồng một kWh, thấp hơn 58-63% giá mua các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đang áp theo khung giá của Bộ Công Thương.

EVN nói gì về thông tin "kêu gọi doanh nghiệp FDI giảm 30% mức sử dụng điện" Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, EVNHANOI nói gì?

Chuyên gia: Tỷ giá USD/VND sẽ dao động trong khoảng 25.100

Sự ổn định của nền kinh tế nhiều khả năng được duy trì và cải thiện sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá hối đoái trong những tháng cuối năm nay, tuy nhiên rủi ro là vẫn còn...

TS Cấn Văn Lực: Các động lực tăng trưởng đang phục hồi, thời kỳ căng thẳng nhất của tỷ giá đã qua Tỷ giá trung tâm nhích nhẹ, đồng USD thế giới bật tăng