Khó bảo đảm thời gian “vàng” cho hạt lúa tại đồng bằng sông Cửu Long

Trong vòng 24 giờ sau khi thu hoạch lúa tươi phải được đưa vào lò sấy, đây là thời gian “vàng” bảo đảm chất lượng hạt gạo xuất khẩu. Do đặc thù vùng sông nước nên lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long được vận tải bằng các phương tiện thủy nội địa, nhưng vào

Đông bằng sông Cửu Long chủ yếu vận chuyển lúa bằng ghe, tàu hoặc xà lan - Ảnh minh họa
Đông bằng sông Cửu Long chủ yếu vận chuyển lúa bằng ghe, tàu hoặc xà lan - Ảnh minh họa

Cứ vào mùa thu hoạch rộ lúa Đông Xuân lại thiếu hụt phương tiện vận chuyển thủy nội địa

Ông Trần Tuấn Kiệt, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực-Thực phẩm XNK Miền Nam (Lương thực Miền Nam) cho biết, trước khi vào mùa thu hoạch lúa Đông Xuân công ty đã có kế hoạch triển khai thu mua và đã chuẩn bị 11 chiếc ghe và xà lan, mỗi chiếc có tải trọng từ 150-200 tấn để vận chuyển lúa. Hiện nay công ty đang mua lúa ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (TP. Cần Thơ) với sản lượng đạt khoảng 350-400 tấn/ngày (công ty không ký hợp đồng bao tiêu với nông dân, đến vụ mới đi thu mua).

ghe-cho-lua-5010-1082.jpg
Công ty Lương thực Miền Nam chuẩn bị 11 chiếc ghe và xà lan, mỗi chiếc có tải trọng từ 150-200 tấn để vận chuyển lúa

Nhờ tích cực thu mua công ty đã kịp thời giải phóng một lượng lúa đáng kể, chất lượng lúa không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi lượng lúa mua ngày càng lớn, cùng lúc công ty cũng mua thêm lúa từ Campuchia dẫn đến thiếu hụt phương tiện vận tải, nên lúa không đưa về lò sấy kịp thời.

“Mặc dù không bao tiêu mua lúa cho bà con nhưng trước thời điểm thu hoạch công ty đã chuẩn bị tốt phương tiện vận chuyển như ghe, tàu, xà lan, nhờ vậy, chúng tôi đã đẩy nhanh tiến độ mua lúa cho bà con. Song, do phải chia phương tiện ra để chở lúa Campuchia về dẫn đến thiếu hụt nhưng lúc này lại không thể đi thuê mướn vì hầu như cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long không còn phương tiện thủy cho thuê”, ông Kiệt nói.

Mỗi khi vào mùa thu hoạch rộ lúa Đông Xuân là thiếu phương tiện vận chuyển, vấn đề này không mới mà đã có từ trước. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt phương tiện trong vụ lúa này căng thẳng hơn, do nhiều địa phương tại đồng bằng sông Cửu Long xuống giống lúa Đông Xuân đồng loạt để “né” hạn mặn, nhu cầu vận tải tăng cao đột ngột, cung không đáp ứng đủ dẫn đến lúa cắt xong phải nằm bờ ruộng nhiều ngày mới có thể đưa về lò sấy, điều này đang ảnh hưởng lớn đến chất lượng lúa.

“Lượng lúa thu mua lớn quá, trong khi phương tiện của công ty có giới hạn nên bị thiếu. Chúng tôi mong muốn các công ty logistics có thừa phương tiện liên hệ với chúng tôi góp phần giải quyết tốt lượng lúa đang nằm bờ. Đây là cách vừa giúp nông dân mà cũng vừa giúp doanh nghiệp”, ông Kiệt kêu gọi.

Quảng cáo

Tham gia tích cực vào hoạt động thu mua lúa

Lúa thu hoạch vào bao nằm lại bờ ruộng sẽ có hai vấn đề: Thứ nhất, có thể xảy ra tình trạng mất cắp; thứ hai, ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo.

Để bảo đảm hạt lúa tươi trong bao không bị biến đổi chất lượng, sau khi thu hoạch trong vòng 24 giờ lúa phải được đưa vào lò sấy. Thời gian được gọi là thời gian “vàng” của chất lượng nhưng tình trạng thiếu hụt phương tiện logistics trầm trọng như hiện nay rất khó đảm bảo được chất lượng lúa gạo như mong muốn của nhà xuất khẩu.

lua-nam-bo-ruong-7207-1840.jpg
Năm nay lúa nằm đồng nhiều là do thiếu ghe chở lúa

Theo nhìn nhận của nhiều người “trong cuộc”, từ cò lúa đến thương lái và doanh nghiệp, năm nay lúa nằm đồng nhiều là do thiếu ghe chở lúa. Vận chuyển lúa bằng xe chỉ là giải pháp tình thế, do chi phí cao và chở không nhiều như ghe. Song, chủ ghe không muốn đầu tư tăng đội ghe có tải trọng lớn (100 tấn), vì khi hết vụ lúa là hết việc không có ai thuê.

Giải pháp nhằm giảm tắc nghẽn logistics khi vào vụ thu hoạch được nhắc đến là có thể trồng lúa rải vụ và không xuống giống đồng loạt. Tuy nhiên, với lối canh tác này cây lúa dễ bị dịch bệnh và còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kỹ thuật khác… Hay giải pháp khác có thể kể đến là đầu tư lò sấy và nhà máy xay xát giữa vùng nguyên liệu để rút ngắn logistics, tuy nhiên, ý tưởng này chỉ giải quyết đầu vào còn đầu ra lại vướng khâu vận chuyển.

Như vậy, vấn đề lớn nhất của vụ lúa Đông Xuân ở đồng bằng sông Cửu Long không phải là giá hay vốn thu mua của doanh nghiệp mà là thiếu phương tiện vận tải khi vào thu hoạch rộ.

Theo AgroMonitor, cuối tuần qua toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long bước vào thu hoạch rộ lúa Đông Xuân, nguồn lúa về nhiều tại hầu hết các tỉnh/thành. Lúa chín nhiều nhưng thiếu phương tiện vận chuyển ở nhiều nơi, tại các khu vực lò sấy, nhà máy xay xát đều bị kẹt ghe, kẹt lò sấy, các ghe phải nằm chờ từ 2-5 ngày mới được sấy và xay xát, ảnh hưởng đến chất lượng lúa.

Ước diện tích thu hoạch trong tuần qua khoảng 150-160 ngàn ha, tương đương 1 triệu tấn lúa, khoảng 570 - 580 nghìn tấn quy gạo, tăng khoảng 50% về lượng so với tuần trước đó.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Áp lực tỷ giá kéo chân thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường. Đóng cửa, chỉ số

Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá USD chạm mốc cao nhất 2 tuần, hàng hoá nguyên liệu quay đầu giảm

HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên 6,5%

Với sự phục hồi đã bắt đầu lan rộng ra ngoài phạm vi thương mại điện tử, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 6,5% (trước đây: 6%) và giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 6,5%.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng cao, một mặt hàng duy nhất tăng đến 3 con số

Nửa đầu tháng 7, xuất khẩu nhóm hàng nông sản mang về 898 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hạt tiêu là mặt hàng có mức tăng về giá xuất khẩu cao nhất, tăng 55% so với cùng năm trước, từ 3.686 USD/tấn lên 5.727 USD/tấn. Đây cũng là m

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm

6 tháng, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, đạt hơn 60% dự toán

Số liệu từ Kho bạc Nhà nước (KBNN), tính đến hết ngày 30/6, lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong cân đối đạt 1.027.173 tỷ đồng, bằng 60,39% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 150.972 tỷ đồng về giá trị, tăng 6,33% về tỷ lệ thực hiện.

Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đạt 898,4 nghìn tỷ đồng 5 tháng, thu ngân sách nhà nước tăng gần 15%, kinh tế đang phục hồi tích cực

Kim loại quý đỏ lửa, giá dầu khởi sắc

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 17/7, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Nhiều mặt hàng nhóm nông sản và năng lượng giá tăng tích cực trong khi nhóm kim loại, nguyên liệu công nghiệp lại suy yếu. Lực bán chi

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá

Triển vọng ngành Ngân hàng nửa cuối năm 2024

Với triển vọng tín dụng tăng tốc khi thị trường bất động sản tiếp đà phục hồi, cùng với đó là mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế, giới chuyên môn dự báo hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng nửa cuối năm 2024 sẽ được cải

Tại sao các Ngân hàng "dồn dập" phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2? Các ngân hàng Singapore sẽ loại bỏ dần xác thực bằng OTP

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc gây áp lực lên giá dầu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ chiếm áp đảo trong ngày giao dịch hôm qua (15/7). Trong đó, chỉ số hàng hóa nhóm nông sản giảm mạnh nhất, đóng vai trò dẫn dắt xu hướng toàn thị trường. Thêm vào đó, toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng giá

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá

Thị trường bất động sản “nhen nhóm” tín hiệu phục hồi tích cực

Căn hộ vẫn là phân khúc chủ đạo, “chiếm sóng" thanh khoản thị trường bất động sản. Phân khúc thấp tầng, đất nền cũng bắt đầu “nhen nhóm" các tín hiệu phục hồi tích cực khi một số dự án, chủ yếu ở khu vực miền Trung trở ra, ghi nhận kết quả mở bán, giao dị

6 động lực cho thị trường bất động sản từ 1/8/2024 "Sức khoẻ" thị trường bất động sản Việt Nam tốt hơn thị trường Trung Quốc?

Gần 70% doanh nghiệp EuroCham lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2024, đưa ra góc nhìn đa chiều về bối cảnh kinh tế của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể bị Mỹ vượt mặt vì một thách thức mà cả Nhật và Đức đều gặp phải Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Đề xuất điện mặt trời dư thừa bán cho EVN giá 671 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất trước mắt tạm áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600-700 đồng một kWh, cụ thể ở 671 đồng một kWh, thấp hơn 58-63% giá mua các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đang áp theo khung giá của Bộ Công Thương.

EVN nói gì về thông tin "kêu gọi doanh nghiệp FDI giảm 30% mức sử dụng điện" Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, EVNHANOI nói gì?

Chuyên gia: Tỷ giá USD/VND sẽ dao động trong khoảng 25.100

Sự ổn định của nền kinh tế nhiều khả năng được duy trì và cải thiện sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá hối đoái trong những tháng cuối năm nay, tuy nhiên rủi ro là vẫn còn...

TS Cấn Văn Lực: Các động lực tăng trưởng đang phục hồi, thời kỳ căng thẳng nhất của tỷ giá đã qua Tỷ giá trung tâm nhích nhẹ, đồng USD thế giới bật tăng