TĂNG TỐC TĂNG TRƯỞNG

Vượt lên những khó khăn, thách thức và xu hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững và GDP năm 2023 vẫn thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực cũng như thế giới.

Năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại, năm sau thấp hơn năm trước. Nếu như năm 2022, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,5%, thì năm 2023 theo dự báo của IMF ở mức 3% và theo Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ở mức 2,1%.

Trong khu vực, Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 12/2023 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng năm 2023 của Indonesia và Philippines lần lượt đạt 5% và 5,7%, trong khi, Singapore đạt 1%, Malaysia dự báo đạt 4,2% và Thái Lan đạt 2,5%.

Giữa bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu và khu vực nhiều gam màu xám, tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam vẫn đạt 5,05%, dù không đạt mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra song vẫn là con số đáng tự hào, giúp Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Mức tăng trưởng này cũng thể hiện nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn, nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn vừa chịu nhiều áp lực từ bên ngoài, vừa chịu ảnh hưởng khi các động lực tăng trưởng nội tại của nền kinh tế cũng có dấu hiệu chậm lại.

Trong năm qua, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,25%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra. Đồng thời, thu hút FDI vẫn là “điểm sáng” với số vốn thực hiện đạt kỷ lục hơn 23 tỷ USD, xuất khẩu tiếp tục phát huy được vai trò trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế, khu vực nông nghiệp là điểm sáng và là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn; khu vực dịch vụ phát triển khá sôi động, khu vực công nghiệp và xây dựng từng bước phục hồi.

Cùng với đó, xếp hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện. Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng "Ổn định". Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Fitch Ratings đánh giá chính sách tài chính tiền tệ của Việt Nam đã hỗ trợ rất nhiều cho nền kinh tế đất nước và dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 2024 và 7% vào năm 2025. Tương tự, HSBC đánh giá kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đặt nền móng cho đà phục hồi, đến năm 2024, tăng trưởng của Việt Nam có thể tăng tốc lên 6,3% và lạm phát bình quân ở mức 3,3%.

quote-fashion-instagram-post-3869-6831.jpg

Tại diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, đánh giá về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng chính nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng nhìn nhận, sau 3 năm trải qua đại dịch COVID và vượt qua khó khăn, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững, tạo được đà và thế tăng trưởng.

“Thành tích đó chứng tỏ năng lực trụ hạng, khả năng đối mặt các cơn gió ngược rất ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam xứng đáng với lời khen tặng ‘là ngôi sao sáng giữa bầu trời kinh tế thế giới ảm đạm năm 2023’ cũng như đánh giá tích cực của cộng đồng thế giới về sức hấp dẫn đầu tư và triển vọng tươi sáng”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhìn nhận.

Năm 2023, với xu hướng tăng trưởng cải thiện quý sau cao hơn quý trước, sẽ là tiền đề cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn của kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Dù những khó khăn trong nội tại nền kinh tế của năm 2023 được dự báo kéo dài đến năm 2024, nhưng với quyết tâm ưu tiên của Quốc hội và Chính phủ là tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các tổ chức quốc tế cũng như các chuyên gia tin tưởng Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%-6,5% như mục tiêu đề ra.

tit1-282-219.jpg
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Nhìn lại năm 2023 có thể thấy rằng dù đối mặt nhiều thách thức từ những biến động, rủi ro bên ngoài lẫn những khó khăn nội tại, song nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng trên 5%. Đây là mức tăng trưởng đáng ghi nhận và cho thấy đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét, đặc biệt trong nửa cuối năm, một phần là nhờ xuất khẩu và đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh điểm sáng về GDP, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm qua cũng rất ổn định. Gần đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã quyết định nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam, triển vọng ổn định, yếu tố này chắc chắn tác động tích cực đến đầu tư, thương mại thời gian tới.Một điểm sáng nữa của kinh tế Việt Nam trong năm 2023 là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng chuyển biến rất tích cực, đặc biệt trong ngành dệt may ngành điện tử, ngành năng lượng cũng như ngành nông nghiệp đang chuyển biến rất tốt.

six-impossible-things-quote-twitter-post-4-2692-8039.png
Quảng cáo

Cùng với đó, thể chế của Việt Nam đang có nhiều thay đổi tích cực, rất nhiều luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua mới đây và chuẩn bị thông qua ví như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giao dịch điện tử. Ngoài ra, công tác ngoại giao nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng năm vừa qua cũng đã rất thành công.

Tôi tin rằng những điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ là nền tảng rất tốt để tạo bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Do đó, năm tới kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng từ 6%-6,5%, lạm phát hoàn toàn trong tầm kiểm soát khoảng 3,5%- 4%.

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, trong thời gian tới, cơ hội và thách thức vẫn đan xen. Để lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi Quốc hội và Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách, giải pháp vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống vừa tạo không gian đủ rộng để khai thác hiệu quả các mô hình, động lực tăng trưởng mới, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển nhanh, bền vững và bao trùm trong thời gian tới.

tit2-9935-895.png
Bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Năm 2023, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan cho thấy xu hướng tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.

Trong năm qua, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là “bệ đỡ” của nền kinh tế; khối ngành dịch vụ đang từng bước phục hồi với điểm sáng là hoạt động du lịch; hoạt động công nghiệp dần phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp đã có xu hướng tăng nhẹ trở lại.

Bên cạnh đó, Chính phủ nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, lạm phát được kiểm soát hiệu quả sẽ giúp ổn định dòng tiền là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Sang năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn còn dai dẳng. Lạm phát ở một số nền kinh tế lớn nhiều khả năng vẫn ở mức cao do tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Nợ công tiếp tục gia tăng. Tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng thấp, chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh địa chính trị diễn biến căng thẳng, khó lường. Áp lực từ giá dầu thô, lương thực biến động mạnh, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia… Khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu chưa rõ ràng.

Ở trong nước, tuy thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng động lực truyền thống còn yếu, động lực mới chưa rõ ràng nên năm 2024 dự báo kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Tác động từ sự suy giảm của nền kinh tế thế giới dồn nén từ thời đại dịch tới nay nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế Việt Nam ít nhất trong nửa đầu năm 2024 trước khi đón nhận những dấu hiệu tích cực, khả quan hơn.

woman-motivational-quote-facebook-post-2-5184-1449.png

Tuy vậy, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ tiếp đà tăng trưởng tích cực trong năm 2023, hiệu quả của chiến lược phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa đảm bảo nguồn cung và an ninh lương thực vừa phát triển nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản bền vững, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản dự báo tiếp tục ổn định.

Khu vực công nghiệp và xây dựng dự báo tiếp tục gặp nhiều thách thức trước bối cảnh kinh tế toàn cầu dự báo phục hồi chậm, nhu cầu thế giới yếu, thị trường thế giới thu hẹp, lưu thông và luân chuyển hàng hóa thương mại thế giới còn khó khăn do giá cả tăng, khan hiếm nguyên vật liệu. Đặc biệt ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước vẫn phải đối diện với tình trạng đơn hàng giảm, chi phí đầu vào cao. Thị trường bất động sản suy giảm tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất có liên quan. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư công sẽ được đẩy mạnh trong năm 2024 cũng sẽ góp phần cho tăng trưởng của nước ta trong năm tới.

Khu vực dịch vụ dự báo vẫn là điểm sáng trong năm 2024. Một số ngành thương mại có thể duy trì đà tăng trưởng bởi các chính sách thương mại và thúc đẩy tiêu dùng nội địa như: ngành vận tải hàng không, bán buôn bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ tài chính, dịch vụ du lịch… Các ngành dịch vụ phi thị trường dự báo vẫn ổn định.

Năm 2024 cũng là năm bứt phá của chặng đường kinh tế 5 năm 2021-2025. Do đó, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương sẽ dốc toàn lực cho chặng đường về đích này. Đây có thể là những thuận lợi mang tính chủ quan nhưng cũng là áp lực lớn cho hoạt động kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh thế giới nhiều bất định, Việt Nam cần tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đây là nền tảng quan trọng để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng.

Theo Ấn phẩm Sức mạnh nôi lực Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Áp lực tỷ giá kéo chân thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường. Đóng cửa, chỉ số

Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá USD chạm mốc cao nhất 2 tuần, hàng hoá nguyên liệu quay đầu giảm

HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên 6,5%

Với sự phục hồi đã bắt đầu lan rộng ra ngoài phạm vi thương mại điện tử, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 6,5% (trước đây: 6%) và giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 6,5%.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng cao, một mặt hàng duy nhất tăng đến 3 con số

Nửa đầu tháng 7, xuất khẩu nhóm hàng nông sản mang về 898 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hạt tiêu là mặt hàng có mức tăng về giá xuất khẩu cao nhất, tăng 55% so với cùng năm trước, từ 3.686 USD/tấn lên 5.727 USD/tấn. Đây cũng là m

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm

6 tháng, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, đạt hơn 60% dự toán

Số liệu từ Kho bạc Nhà nước (KBNN), tính đến hết ngày 30/6, lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong cân đối đạt 1.027.173 tỷ đồng, bằng 60,39% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 150.972 tỷ đồng về giá trị, tăng 6,33% về tỷ lệ thực hiện.

Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đạt 898,4 nghìn tỷ đồng 5 tháng, thu ngân sách nhà nước tăng gần 15%, kinh tế đang phục hồi tích cực

Kim loại quý đỏ lửa, giá dầu khởi sắc

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 17/7, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Nhiều mặt hàng nhóm nông sản và năng lượng giá tăng tích cực trong khi nhóm kim loại, nguyên liệu công nghiệp lại suy yếu. Lực bán chi

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá

Triển vọng ngành Ngân hàng nửa cuối năm 2024

Với triển vọng tín dụng tăng tốc khi thị trường bất động sản tiếp đà phục hồi, cùng với đó là mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế, giới chuyên môn dự báo hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng nửa cuối năm 2024 sẽ được cải

Tại sao các Ngân hàng "dồn dập" phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2? Các ngân hàng Singapore sẽ loại bỏ dần xác thực bằng OTP

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc gây áp lực lên giá dầu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ chiếm áp đảo trong ngày giao dịch hôm qua (15/7). Trong đó, chỉ số hàng hóa nhóm nông sản giảm mạnh nhất, đóng vai trò dẫn dắt xu hướng toàn thị trường. Thêm vào đó, toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng giá

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá

Thị trường bất động sản “nhen nhóm” tín hiệu phục hồi tích cực

Căn hộ vẫn là phân khúc chủ đạo, “chiếm sóng" thanh khoản thị trường bất động sản. Phân khúc thấp tầng, đất nền cũng bắt đầu “nhen nhóm" các tín hiệu phục hồi tích cực khi một số dự án, chủ yếu ở khu vực miền Trung trở ra, ghi nhận kết quả mở bán, giao dị

6 động lực cho thị trường bất động sản từ 1/8/2024 "Sức khoẻ" thị trường bất động sản Việt Nam tốt hơn thị trường Trung Quốc?

Gần 70% doanh nghiệp EuroCham lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2024, đưa ra góc nhìn đa chiều về bối cảnh kinh tế của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể bị Mỹ vượt mặt vì một thách thức mà cả Nhật và Đức đều gặp phải Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Đề xuất điện mặt trời dư thừa bán cho EVN giá 671 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất trước mắt tạm áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600-700 đồng một kWh, cụ thể ở 671 đồng một kWh, thấp hơn 58-63% giá mua các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đang áp theo khung giá của Bộ Công Thương.

EVN nói gì về thông tin "kêu gọi doanh nghiệp FDI giảm 30% mức sử dụng điện" Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, EVNHANOI nói gì?

Chuyên gia: Tỷ giá USD/VND sẽ dao động trong khoảng 25.100

Sự ổn định của nền kinh tế nhiều khả năng được duy trì và cải thiện sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá hối đoái trong những tháng cuối năm nay, tuy nhiên rủi ro là vẫn còn...

TS Cấn Văn Lực: Các động lực tăng trưởng đang phục hồi, thời kỳ căng thẳng nhất của tỷ giá đã qua Tỷ giá trung tâm nhích nhẹ, đồng USD thế giới bật tăng