Thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới: dân số vỏn vẹn 36.000 người, cầm 24 tỷ VND chỉ mua dc 16 mét vuông nhà

Một triệu đô la là không bõ bèn gì ở những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới.

Thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới: dân số vỏn vẹn 36.000 người, cầm 24 tỷ VND chỉ mua dc 16 mét vuông nhà

Theo báo cáo của công ty tư vấn bất động sản Knight Frank năm 2024, 1 triệu USD (24,6 tỷ VND) sẽ chỉ mua được 16 mét vuông bất động sản đắc địa ở Monaco – quốc gia nhỏ bé có diện tích vỏn vẹn 2 km vuông với dân số 36.0000 người, nhưng cực kỳ giàu có nằm trên bờ biển Địa Trung Hải giữa Ý và Pháp.

Đây là diện tích nhà ít ỏi nhất mà số tiền 1 triệu USD mua được với căn nhà thứ hai và thuộc phân khúc nhà cao cấp trong số 30 thành phố có giá nhà đắt đỏ bậc nhất thế giới mà Knight Frank khảo sát.

Theo báo cáo từ Savills, số lượng bất động sản được bán lại với giá trên 10,8 triệu USD (266 tỷ VND) đã tăng hơn 300% ở Monaco trong thập kỷ qua. Trong năm qua, tỷ lệ bất động sản ở nước này được bán trên mức giá đó là hơn 50%.

Quảng cáo

Xếp sau Monaco trong báo cáo của Knight Frank là Hồng Kông, với diện tích mà 1 triệu USD mua được chỉ là hơn 22 mét vuông. Singapore đứng thứ ba, với gần 32 mét vuông.

Theo báo cáo từ Trung tâm Nhà ở Châu Á Thái Bình Dương của Viện Đất đai Đô thị, giá nhà trung bình ở Hồng Kông là 1,16 triệu USD vào năm 2023, trong khi ở Singapore là 1,2 triệu USD. Singapore cũng cung cấp nhà ở được chính phủ trợ cấp với mức giá rẻ hơn nhiều, trung bình là 409.000 USD.

Knight Frank cho biết 1 triệu USD còn có giá trị hơn nhiều ở New York hoặc Los Angeles – hai trong số những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất nước Mỹ, khi có thể mua được bất động sản cao cấp lần lượt là 34 và 38 mét vuông.

Đối với thị trường địa ốc nổi tiếng đắt đỏ Dubai, báo cáo cho biết giá căn hộ tại đây có thể cao hơn 134% so với thời điểm bắt đầu đại dịch, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với các thị trường lâu đời hơn. Ở đây, 1 triệu USD mua được 91 mét vuông, gấp 4 lần ở Hồng Kông.

Theo Market Watch

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Thế giới

Cước vận tải đường không từ Bangladesh tăng mạnh nhất thế giới

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Bangladesh dẫn tới tình trạng gián đoạn hoạt động tại nhà máy trong những tuần gần đây cũng như sự thay đổi quyền lực của Chính phủ nước này không phải là mối quan tâm lớn duy nhất đối với các công ty may mặc ở nước ngoài

Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản "Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Tham vọng soán ngôi thống trị của đồng USD, BRICS và xu hướng phi đô la hoá có thể đi xa đến đâu?

Nhiều chuyên gia và nhà phân tích cho rằng vị thế của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu vẫn vững như bàn thạch. Nhưng nhiều quốc gia bao gồm khối BRICS đang không ngừng tìm kiếm lựa chọn thay thế để thoát khỏi sự phụ thuộc này.

Đồng USD sẽ là “người chiến thắng” duy nhất trong cuộc chiến thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý